Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thầy, trò trường THKT- KT Hoà Bình thực hiện có hiệu quả.

Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thầy, trò trường THKT- KT Hoà Bình thực hiện có hiệu quả.

(HBĐT) - Nhiều năm qua, trường trung học Kinh tế - kỹ thuật Hoà Bình được biết đến là nơi đào tạo cán bộ kỹ thuật nông-lâm nghiệp-chăn nuôi-thú y của tỉnh với các loại hình đào tạo đa dạng. Đội ngũ học sinh, sinh viên ra trường đáp ứng nguồn cán bộ kỹ thuật cho các địa phương trong tỉnh, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.

 

Năm học 2009-2010, nhà trường mở rộng hình thức đào tạo, đa dạng các ngành nghề như: lâm sinh, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, kế toán… Nhiều chính sách ưu tiên hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số vùng khó khăn được nhà trường nghiên cứu, triển khai để thu hút học sinh, sinh viên vào học. Năm học 2009-2010, với chủ đề: “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, nhà trường đã triển khai nhiệm vụ đào tạo và liên kết đào tạo với các trường đại học, cao đẳng quy mô 27 lớp  với 1.638 học sinh, sinh viên, trong đó, có 684 trung cấp chuyên nghiệp, 954 sinh viên hệ đại học, cao đẳng, 16 lớp nghề với 640 học viên. Ngoài ra, trường mở 1 lớp thạc sĩ kinh tế nông nghiệp tại trường với 16 học viên (đã tốt nghiệp); mở 10 lớp đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn các dân tộc  với 400 học viên.

 

Trường hiện có 29/47 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ và đang học thạc sĩ. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, năng lực cho giáo viên về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo. Tổ chức biên soạn, thẩm định, lồng ghép vào chương trình giảng dạy 5 học phần: khuyến nông mang định hướng thị trường; lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã có sự tham gia; quản lý tài chính xã; kỹ năng giao tiếp; nhận thức về giới. Xây dựng và thống nhất 6 chương trình đào tạo bậc cao đẳng để chuẩn bị cho lộ trình nâng cấp trường lên cao đẳng. Trong năm qua, nhà trường thực hiện tốt công tác quan hệ quốc tế, được các đối tác đánh giá cao trong các lĩnh vực hợp tác như: thực hiện hiệu quả chương trình PS – ARD do Thụy Sỹ tài trợ về “Nâng cao năng lực trường THKT-KT Hoà Bình”; giúp đỡ Dự án Jica trong công tác đào tạo lập kế hoạch phát triển KT-XH cho các xã vùng khó khăn huyện Lương Sơn và Cao Phong; lập kế hoạch phát triển kinh tế cấp huyện. Phối hợp với Ban Dân tộc. Hội Nông dân tỉnh đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trong tỉnh.

  

Hưởng ứng phong trào ủng hộ quỹ từ thiện, thiên tai, Vì người nghèo… do tỉnh và ngành GD-ĐT phát động, nhà trường đã vận động cán bộ, giáo viên quyên góp được trên 21,3 triệu đồng, 220 chiếc chăn, 220 chiếc màn, 180 chiếc gối giúp đỡ trường mầm non xã Hào Lý (Đà Bắc), các gia đình chính sách xã Đú Sáng (Kim Bôi) và học sinh nghèo của nhà trường. Đóng góp hỗ trợ 21,45 triệu đồng cho các gia đình cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu, ốm đau, gặp khó khăn, hoạn nạn…

 

Bước vào năm học 2010-2011, nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo cho các khoa, phòng, tổ giáo viên; cụ thể hoá các cuộc vận động và phong trào thi đua: “Hai không”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”… Đặc biệt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”  đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn trường với những việc làm theo được cụ thể hoá như: thực hành tiết kiệm chống tham ô lãng phí, quan liêu và tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Ban giám hiệu nhà trường đặt ra tiêu chí lên lịch công tác kịp thời, khoa học, tổ chức hội họp ít tốn kém thời gian, có chất lượng; tổ chuyên môn quy định việc thực hiện nghiêm túc nề nếp lên  lớp; thực hiện chống lãng phí tài sản công, điện nước, văn phòng phẩm…Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường. Trong năm học 2010-2011, nhà trường tiếp tục đa dạng hoá các loại hình đào tạo với 32 lớp: 1.707 học sinh, sinh viên; 16 lớp nghề: 60 học viên, trong đó hệ TCCN chính quy 16 lớp: 590 học sinh, TCCN vừa học vừa làm 3 lớp: 103 học viên, liên kết đào tạo TC, ĐH, CĐ 11 lớp: 940 học viên, đào tạo nghề cho nông dân 15 lớp: 600 học viên, tập huấn cho trên 1.000 người…Công tác nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên được chú trọng. Khuyến khích việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin cho giáo viên và cán bộ quản lý. Tập trung bồi dưỡng giáo viên giảng dạy học phần kỹ năng giao tiếp, khởi tạo doanh nghiệp.

  

Với những thành tích đạt được, năm học 2009-2010, nhà trường được nhận cờ thi đua đơn vị dẫn đầu khối giáo dục chuyên nghiệp trong tỉnh. Đảng bộ nhà trường liên tục đạt trong sạch, vững mạnh.

 

                                                                                         Ngọc Anh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Học viên trường Cao đẳng nghề Hòa Bình thực hành nghề hàn cơ khí.

Cảm động hình ảnh cô giáo chống nạng gỗ lên bục giảng

Từng vòng xe lăn bánh chậm chạp nhưng chắc chắn. Thân hình người phụ nữ bé nhỏ ngày ngày dò dẫm trên chiếc xe đạp lọc cọc tới trường, chống nạng gỗ bước lên mục giảng nhiệt huyết “gieo chữ” cho bao thế hệ học sinh…

Phải có niềm đam mê

Ngày 8.3, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ trao bằng “Tiến sĩ danh dự” cho GS Annick Weiner – nguyên Phó Giám đốc ĐH Paris – Sud XI và GS Ngô Bảo Châu – ĐH Chicago - để ghi nhận những thành tựu xuất sắc trong hoạt động khoa học và những đóng góp cho sự phát triển các mối quan hệ hợp tác với ĐH Quốc gia Hà Nội.

Nâng cao chất lượng dạy và học

(HBĐT) - Tiền thân là trường Cán bộ Y tế tỉnh, được Bộ Y tế ban hành Quyết định thành lập tháng 9/1962 trực thuộc Sở Y tế. Tháng 5/2009, thực hiện Luật Giáo dục và theo sự chỉ đạo của Bộ GD- ĐT, Trường được đổi tên thành Trường Trung cấp Y tế tỉnh trực thuộc Sở Y tế.

Tỉnh ta đoạt 46 giải học sinh giỏi quốc gia

(HBĐT) - Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2010-2011, tỉnh ta có 46 em đoạt giải, tăng 6 giải so với kỳ thi năm học 2009-2010.

GS Ngô Bảo Châu: Tôi sẽ cống hiến nhiều hơn cho xã hội

“Thời gian toàn tâm toàn ý dành hết thời gian cống hiến cho khoa học của tôi đã qua. Chặng thời gian tiếp theo của tôi sẽ là thời gian cống hiến nhiều hơn cho xã hội, đặc biệt là cho giáo dục để góp phần đào tạo thế hệ trẻ…”

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục