Trường đại học Xây dựng nằm trong số các cơ sở giáo dục ở Hà Nội sắp phải di dời đến địa điểm mới.

Trường đại học Xây dựng nằm trong số các cơ sở giáo dục ở Hà Nội sắp phải di dời đến địa điểm mới.

Hôm qua 11/3, Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo quy định về các tiêu chí di dời các trường đại học, cao đẳng vùng Hà Nội và TPHCM. Theo đó, nếu theo tiêu chí mới mà Bộ GD-ĐT đưa ra dự kiến sẽ có khoảng 36 trường ĐH, CĐ phải di dời.

 

Ngày 11/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã nghe các bộ, ngành liên quan báo cáo các phương án về Đề án quy hoạch, xây dựng và di dời các trường ĐH, CĐ vùng Hà Nội và TPHCM.

Tại buổi làm việc, Bộ GD-ĐT đã trình bày dự thảo quy định về 2 tiêu chí di dời, cụ thể:

Tiêu chí 1: Diện tích đất/1 sinh viên (SV) quy đổi: đất học tập từ 20-30m2/SV quy đổi; đất ký túc xá (KTX): 10-15m2/SV quy đổi; đất phục vụ thể dục thể thao tối thiểu 10m2/SV quy đổi; đất công cộng 5-10m2/SV quy đổi.

Tiêu chí 2: Diện tích xây dựng sử dụng/1 SV quy đổi: bình quân cho 1 SV quy đổi từ 9-11m2 ; trong đó diện tích giảng đường và lớp học/1 SV phải đảm bảo 1,4m2 - 1,5m2; cơ sở nghiên cứu 1,2m2; thư viện 0,5m2; hành chính quản lý 0,5m2; khu ở và sinh hoạt 3m2-5m2

Cả 2 tiêu chí trên đều quy định diện tích này được xác định trên cơ sở “thuộc quyền quản lý và sử dụng của nhà trường được pháp luật công nhận, không thuộc phần đất thuê, đất mượn”.
 

Áp dụng theo tiêu chí trên, các trường đào tạo ngành công nghệ, kỹ thuật công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải đạt được từ 90% trở lên của tiêu chí 1 thì không thuộc diện di dời.

Các trường tại Hà Nội thành lập từ năm 1975 trở về trước và ở TPHCM từ năm 1980 trở về trước, trường đào tạo các ngành Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội nhân văn, Kinh tế, Giáo dục, Âm nhạc, Luật, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, ngành đặc thù, trường đào tạo năng khiếu và trường y khoa bên cạnh các bệnh viện… cam kết giữ ổn định quy mô hiện đang đào tạo và đáp ứng từ 50% trở lên của tiêu chí 1 và 100% tiêu chí 2 cũng sẽ không thuộc diện di dời.

Các trường tại Hà Nội thành lập từ 1975 trở về trước và tại TPHCM từ năm 1980 trở về trước, trường đào tạo ngành công nghệ, kỹ thuật công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải đạt từ 50% đến dưới 90% của tiêu chí 1 và không đạt tiêu chí 2 thuộc diện di dời một phần.

Các trường đào tạo ngành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trường mới thành lập và trường có nhu cầu tiếp tục tăng quy mô không hội đủ trên cả 2 tiêu chí trên sẽ nằm trong diện di dời toàn bộ.

Với 2 tiêu chí trên, tại Hà Nội dự kiến có khoảng 19 trường thuộc diện di dời toàn bộ và 16 trường di dời 1 phần trên tổng số 62 trường đại học, cao đẳng trong khu vực nội thành hiện nay. Số sinh viên cần di dời khoảng 283.000 SV/478.000 SV.

TPHCM dự kiến có khoảng 17 trường di dời toàn bộ và 13 trường di dời một phần trên tổng số 69 trường ĐH, CĐ trong khu vực nội thành hiện nay. Số sinh viên cần di dời là 170.000/516.000 SV.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định, sẽ công bố công khai, minh bạch các nguyên tắc di dời. Các trường di dời toàn bộ thì không được thuê lại hoặc không được giữ lại cơ sở vật chất của trường; phần đất cũ phải bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: "Đây là công việc rất lớn, nhạy cảm đòi hỏi tất cả các bộ, ngành, TP Hà Nội và TPHCM xử lý thận trọng trên cơ sở pháp luật do tác động trực tiếp tới nhiều nhóm dân cư đô thị và ngoại thành, nhất là HS, SV. Do đó, đề nghị quá trình di dời phải đảm bảo đồng bộ về quy hoạch, chính sách và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với nhà trường".

                                                                                    Theo Dantri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh ĐH, CĐ, TTCN năm 2011.

Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận Huy hiệu TPHCM

Hôm qua 10-3, đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TPHCM đã tiếp thân mật GS Ngô Bảo Châu (ảnh), Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp toán Việt Nam và GS Robert Zimmer, Hiệu trưởng Trường ĐH Chicago (Hoa Kỳ).

Triển khai chương trình học từ xa

Bộ GD-ĐT cho phép Trung tâm Hợp tác đào tạo quốc tế của Hội Khuyến học VN tiếp tục triển khai chương trình giới thiệu, tư vấn và hỗ trợ các khóa học từ xa qua internet của trường ĐH Nam Columbia (Mỹ) cho học viên VN.

Thành lập Quỹ học bổng báo chí Hoàng Tùng

Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu (11-3-1951 - 11-3-2011), Ban Biên tập Báo Nhân Dân và gia đình Nhà báo Hoàng Tùng, Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Nhân Dân, đã quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ công tác đào tạo nhân tài trong lĩnh vực báo chí của nước ta

TT - Huế: Khẩn trương triển khai việc hỗ trợ cho HS, SV chính sách

Sau khi Dân trí ra bài “SV chính sách “cầu cứu” vì chậm được bù lại học phí” ngày 15/1/2011, đến nay UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra công văn và có cuộc họp nhằm giải quyết những vướng mắc từ các khâu để sớm hoàn trả học phí cho HS, SV tại tỉnh.

Sơ kết 3 năm thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

(HBĐT) - Ngày 10/3, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 157/QĐ – TTg của thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Tham gia còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành trong cả nước. Tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, đoàn thể, các trường CĐ, THCN trong tỉnh dự.

Đa dạng các loại hình đào tạo

(HBĐT) - Nhiều năm qua, trường trung học Kinh tế - kỹ thuật Hoà Bình được biết đến là nơi đào tạo cán bộ kỹ thuật nông-lâm nghiệp-chăn nuôi-thú y của tỉnh với các loại hình đào tạo đa dạng. Đội ngũ học sinh, sinh viên ra trường đáp ứng nguồn cán bộ kỹ thuật cho các địa phương trong tỉnh, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục