Với máy tính và điện thoại, giới trẻ ngày nay có xu hướng đánh máy, bấm máy nhiều hơn, ngay cả ở trường học. Hiện tượng này tác động đến sự phát triển của não bộ.
Khi bàn phím có mặt ở khắp nơi, không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng gần như không cần phải viết bằng tay.
Trong khi đó, rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định việc viết tay rất quan trọng cho việc phát triển trí não và khả năng nhận thức, giúp trẻ nắm bắt kĩ năng, học cách diễn đạt và tổng hợp ý tưởng.
Những thiết bị cảm ứng như iPhone, iPad đang đóng vai trò trung gian, đưa chữ viết tay sang hình thức chữ điện tử và nó làm cho việc tập viết chữ thú vị hơn và hiện cũng có nhiều ứng dụng giúp trẻ em chơi … viết chữ trên thiết bị cầm tay.
Một trò chơi trên điện thoại iPhone gọi là Kanji Kentei, đố vui kí tự với 12 độ khó đã tạo thành cơn sốt trong mọi nhóm tuổi ở Nhật Bản.
Nhưng những nghiên cứu khoa học, suy cho cùng đã chứng minh một điều mà các nhà văn đã biết từ lâu. Nhà văn đoạt giải Nobel Robert Stone biết: “Tôi thường đánh máy bản thảo của mình, trừ khi đến những đoạn khó. Khi đó tôi viết chúng ra giấy để đảm bảo độ chính xác. Với máy đánh chữ, rất có thể bạn sẽ vội vàng ở cả những chỗ không được vội, và có thể bạn sẽ đánh mất sắc thái, sự phong phú, tính mạch lạc của câu chuyện. Cây bút là tiền đề của sự mạch lạc".
Có ít nhất là 4 lợi ích cho đầu óc từ việc viết tay.
1. Viết tay giúp tổng hợp ý tưởng nhanh hơn
Nhà tâm lí học Virginia Berninger thuộc Đại học Wisconsin đã kiểm chứng điều này với các học sinh lớp 2, 4, 6 và phát hiện rằng các em có nhiều ý tưởng hơn khi viết bài luận trên giấy và thậm chí viết bằng tay nhanh hơn gõ máy tính. Trong một nghiên cứu khác, Berninger chỉ ra thói quen di chuyển của ngón tay khi viết đã khởi động vùng não bộ liên quan đến suy nghĩ, ngôn ngữ và ghi nhớ tạm thời.
2. Viết tay tăng cường hoạt động của hệ thần kinh
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Indiana với một nhóm trẻ được tập viết các kí tự của bảng chữ cái còn nhóm khác thì chỉ nhìn minh họa cách viết. Sau đó, họ đo não bộ các em bằng máy MRI để dò sự ghi nhớ trên não. Kết quả, hoạt động thần kinh của nhóm thứ nhất trội hẳn.
3. Chữ viết đẹp làm bạn có vẻ thông minh hơn
Chữ viết tay cũng ảnh hưởng đến cách nhìn về người khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh với cùng một bài luận, điểm sẽ cao hơn nếu chữ viết đẹp và điểm thấp hơn nếu chữ viết xấu, Steve Graham ở trường đại học Sư phạm Vanderbilt tiết lộ. “Người đọc bị tác động ngầm. Họ đánh giá chất lượng ý tưởng của một người dựa trên chữ viết của người đó”.
4. Không chỉ đối với tiếng Anh
Học sinh Trung Quốc và Nhật Bản thường phải đối mặt với chứng quên mặt chữ khi đi học. Các em không thể nhớ cách viết một từ. May mà có máy tính và điện thoại.
Sự liên hệ của việc đọc và viết trong tiếng Hoa với não bộ là rất mật thiết, giáo sư ngôn ngữ trường Đại học Hong Kong khẳng định. Chứng quên mặt chữ có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng đọc của thế hệ tương lai ở Trung Quốc.
Theo Tuoi Tre
(HBĐT) - Ngày 10/3, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 157/QĐ – TTg của thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Tham gia còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành trong cả nước. Tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, đoàn thể, các trường CĐ, THCN trong tỉnh dự.
(HBĐT) - Nhiều năm qua, trường trung học Kinh tế - kỹ thuật Hoà Bình được biết đến là nơi đào tạo cán bộ kỹ thuật nông-lâm nghiệp-chăn nuôi-thú y của tỉnh với các loại hình đào tạo đa dạng. Đội ngũ học sinh, sinh viên ra trường đáp ứng nguồn cán bộ kỹ thuật cho các địa phương trong tỉnh, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.
Sáng 9-3, tại Hà Nội, Ban Tuyển sinh quân sự (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội nghị thông báo công tác tuyển sinh quân sự năm 2011.
Thiếu thốn cha mẹ từ nhỏ vậy mà cô học trò nhỏ với dáng người gầy gò, yếu ớt vẫn gắng vượt khó học tập, suốt 5 năm liền đều là học sinh giỏi. Đó là em Võ Thị Trang, lớp 6/1 Trường THCS Vinh Thái, xã Vinh Thái, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế.
Chiều tối 9-3, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã công bố quyết định thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về toán và quyết định bổ nhiệm Giáo sư Ngô Bảo Châu làm Giám đốc khoa học của viện này. Tham dự có Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, GS Robert J. Zimmer, Hiệu trưởng Đại học Chicago và GS Annick Suzor Weiner của Trường Đại học Paris 11.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ -TB&XH, tỉnh ta có nguồn lao động dồi dào. Đây là ưu thế hứa hẹn tạo động lực lớn cho sự phát triển KT -XH, đồng thời là thách thức không nhỏ đặt ra cho công tác đào tạo, dạy nghề. Năm nay, trước những trăn trở về chất lượng đào tạo, tỉnh sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt những chỉ tiêu quan trọng đề ra.