Lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành trong tỉnh tham gia hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng học sinh, sinh viên.

Lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành trong tỉnh tham gia hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 157/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng học sinh, sinh viên.

(HBĐT) - Ngày 10/3, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 157/QĐ – TTg của thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Tham gia còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành trong cả nước. Tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, đoàn thể, các trường CĐ, THCN trong tỉnh dự.

 

Hội nghị đã thông qua báo cáo của NHCSXH, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính về thực hiện chính sách tín dụng HSSV giai đoạn 2007 – 2010. Trong đó, chủ yếu xoay quanh 5 vần đề chính là: xác định đối tượng thụ hưởng chương trình, quản lý sử dụng vốn vay, biện pháp thu hồi nợ, công tác kiểm tra giám sát thực hiện và công tác thông tin tuyên truyền. 

 

Theo đánh giá của Ngân hàng CSXH Việt Nam, sau hơn 3 năm triển khai, chương trình tín dụng HSSV đã đóng góp tích cực trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về thúc đẩy, phát triển giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội. Tính đến nay, tổng doanh số cho vay vốn HSSV là 27.049 tỷ đồng, tổng dư nợ là hơn 26.000 tỷ đồng với 4 nhóm đối tượng thu hưởng là hộ gia đình nghèo, hộcận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và đối tượng HSSV mồ côi. Có trên 2 triệu học sinh, sinh viên của gần 1,8 triệu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đến trường.

           

Tuy nhiên, trong 3 năm thực hiện, đến nay, vẫn còn 170 sinh viên vay sai đối tượng. Số đối tượng học nghề được vay chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số vay. Mặt khác, quá trình thu hồi nợ còn gặp khó khăn, nguyên nhân là chưa có sự phối hợp giữa nhà trường và ngân hàng.

           

Sau khi thảo luận, các đại biểu đã thống nhất đề ra kế hoạch trong 3 năm tiếp theo là tạo lập nguồn vốn vay HSSV đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho vay ổn định từ 46.000 – 50.000 tỷ đồng. Dư nợ tăng bình quân hàng năm 25% , nguồn vốn thu nợ quay vòng đạt hơn 14.000 tỷ đồng.

 

Trong năm 2011, tỉnh ta dự kiến giải ngân tổng nguồn vốn khoảng 90 tỷ đồng, NHCSXH Việt Nam giao tăng 75 tỷ đồng cộng với nguồn vốn thu hồi nợ đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho vay của các đối tượng theo Quyết định 157, Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tỉnh ta cũng đưa ra một số kiến nghị việc điều tra danh sách hộ nghèo cần được thực hiện kịp thời để việc triển khai cho vay đúng vào đầu kỳ học. Nghiên cứu để có điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn nữa đối với HSSV vay vốn và trách nhiệm quản lý của nhà trường để công tác thu hồi vốn được thuận lợi. Cần nghiên cứu để điều chỉnh mức vay phù hợp với giá cả hiện nay.

           

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định: các bộ, ngành cần nghiên cứu để có thể điều chỉnh mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng. Có hướng dẫn cụ thể hơn về các đối tượng thuộc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đảm bào nguồn vốn để chương trình có thể tiếp tục hoạt động bằng cách mở thêm nhiều kênh cho vay tại các ngân hàng có nhu cầu tham gia để đảm bảo vốn vay cho HSSV. Hoàn thành dữ liệu điều tra, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo để tiếp tục hoàn chỉnh thông tin cho chương trình vay vốn đi học đang được triển khai. Các địa phương cần dự báo nhu cầu vay vốn cũng như quy hoạch nhân sự gắn với công tác giải quyết việc làm.

 

 

                                                                                     Phương Linh

 

Các tin khác

Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thầy, trò trường THKT- KT Hoà Bình thực hiện có hiệu quả.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đào tạo nghề - Trăn trở vấn đề chất lượng

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ -TB&XH, tỉnh ta có nguồn lao động dồi dào. Đây là ưu thế hứa hẹn tạo động lực lớn cho sự phát triển KT -XH, đồng thời là thách thức không nhỏ đặt ra cho công tác đào tạo, dạy nghề. Năm nay, trước những trăn trở về chất lượng đào tạo, tỉnh sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt những chỉ tiêu quan trọng đề ra.

Cảm động hình ảnh cô giáo chống nạng gỗ lên bục giảng

Từng vòng xe lăn bánh chậm chạp nhưng chắc chắn. Thân hình người phụ nữ bé nhỏ ngày ngày dò dẫm trên chiếc xe đạp lọc cọc tới trường, chống nạng gỗ bước lên mục giảng nhiệt huyết “gieo chữ” cho bao thế hệ học sinh…

Phải có niềm đam mê

Ngày 8.3, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ trao bằng “Tiến sĩ danh dự” cho GS Annick Weiner – nguyên Phó Giám đốc ĐH Paris – Sud XI và GS Ngô Bảo Châu – ĐH Chicago - để ghi nhận những thành tựu xuất sắc trong hoạt động khoa học và những đóng góp cho sự phát triển các mối quan hệ hợp tác với ĐH Quốc gia Hà Nội.

Nâng cao chất lượng dạy và học

(HBĐT) - Tiền thân là trường Cán bộ Y tế tỉnh, được Bộ Y tế ban hành Quyết định thành lập tháng 9/1962 trực thuộc Sở Y tế. Tháng 5/2009, thực hiện Luật Giáo dục và theo sự chỉ đạo của Bộ GD- ĐT, Trường được đổi tên thành Trường Trung cấp Y tế tỉnh trực thuộc Sở Y tế.

Tỉnh ta đoạt 46 giải học sinh giỏi quốc gia

(HBĐT) - Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2010-2011, tỉnh ta có 46 em đoạt giải, tăng 6 giải so với kỳ thi năm học 2009-2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục