Không khí vắng lặng bao trùm các lò luyện thi đại học là điều mà chúng tôi nhận thấy khi dạo quanh một vòng các lò luyện thi trên địa bàn Hà Nội. Những chiếc bàn đăng ký vắng bóng người, chủ “lò” ngán ngẩm trông mong khách đến.
Giới thiệu thêm 4 bạn sẽ được miễn phí buổi học
Dừng chân trước Trung tâm 17 - luyện thi đại học, ngõ 336 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, chúng tôi đã được bà chủ trung tâm đon đả giới thiệu về chất lượng lò luyện thi của mình, nào là giá cả hợp lý, chất lượng tốt, giáo viên dạy giỏi, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. khi được hỏi về số lượng học sinh (HS) ôn thi trong mỗi ca, bà chủ lò nói ngay: “Em không phải lo phòng học chật chội đâu, bây giờ bọn chị làm theo phương châm thầy chỉ dạy ít trò, như vậy thì chất lượng học mới đều, em cứ yên tâm vào mùa nóng lò luyện thi của chị còn có điều hòa và phục vụ nước uống miễn phí. Nếu em giới thiệu cho chị 4 bạn vào luyện thi cùng, chị còn miễn phí cho em buổi học”.
Gần trung tâm luyện thi H1 - Tập thể ĐH Sư phạm Hà Nội, chúng tôi nhặt được các tờ rơi quảng cáo luyện thi đại học chất lượng cao, giá cả hợp lý, giáo viên giỏi... Quảng cáo nhiều là vậy nhưng số lượng HS đến đăng ký học thì vẫn thưa thớt.
Có lẽ cũng vì lượng HS đến đăng ký học không quá đông nên tiền học phí cũng không tăng so với năm ngoái. Học phí mỗi tháng đối với cả 3 môn của một khối thi dao động trong khoảng 1,2 triệu đồng đến 1,4 triệu đồng. Còn nếu học theo ngày thì mỗi ca 2 tiếng mất khoảng từ 20 đến 30 nghìn đồng cho 3 tiếng. Nhân viên của một trung tâm luyện thi gần trường Đại học KHXH & NV than phiền: “Phát tờ rơi quảng cáo nhiều là vậy nhưng số lượng HS đến ôn thi cũng tăng không khả quan lắm, mỗi lớp học chỉ mấy chục HS. Hy vọng gần đến ngày thi số lượng HS đến ôn sẽ tăng cao hơn, không mơ bằng những năm trước nhưng cũng mong sao đỡ "ế” khách như bây giờ”.
Luyện thi trực tuyến tại nhà
Một số nhân viên của các trung tâm luyện thi còn cho biết thêm: “Năm nay số lượng HS đăng ký vé tháng cho cả 3 môn rất hiếm, chủ yếu là HS mua vé ngày để học thử mà tập trung vào các khối A, D, còn khối C thì ít lắm. từ sau Tết đến giờ mỗi lớp học của khối C cũng chỉ được cỡ 20-30 HS thôi”.
Chia sẻ về phương pháp ôn thi trực tuyến, Đặng Thị Thủy (ôn thi khối A) nhận định : “Qủa là phương pháp ôn thi trực tuyến rất hay, giúp em bổ sung kiến thức kịp thời, tại đây em được xem các video bài giảng của thầy cô giáo, tự mình tìm đề thi và giải, em không mất nhiều thời gian đến lò luyện thi”.
Một học sinh khác cho biết về kinh nghiệm của mình: “Em thấy ôn thi trực tuyến cũng hiệu quả, mà không tốn nhiều thời gian lắm. Năm nay em chỉ đi ôn ở lò 2 môn Lý và Hóa, còn môn Toán mình tự học và theo lớp học trực tuyến. Năm ngoái em dành quá nhiều thời gian cho cả 3 môn học tại lò, về nhà không có thời gian ôn lại bài nên kết quả vẫn không đỗ được đại học”.
Còn Nguyễn Thị Thơ (ôn thi khối C) tâm sự: “Do đặc thù khối C là tự học là chính nên em quyết định tự ôn ở nhà, tham khảo tham tài liệu qua sách báo và mạng Internet. Em thấy cứ mải mê theo học các lò luyện thi mà không có thời gian ôn tập nắm chắc kiến thức thì không thể đạt được kết quả mong muốn”.
Theo DanTri
Ngày 28-3, Bộ GD-ĐT, Hội Sinh viên Việt Nam, Báo Thanh Niên, Tập đoàn Thiên Long đã tổ chức lễ ký kết thực hiện và công bố chương trình Tiếp sức mùa thi 2011.
Mặc dù là điểm trường chính nhưng tất cả các phòng học từ bậc mầm non đến cấp THCS đều là nhà tạm. Nơi ở cho học sinh nội trú là những túp lều lụp xụp còn khi nhắc đến cụm từ “nhà công vụ” thì giáo viên chỉ biết xót xa đắng lòng.
(HBĐT) - Ngày 27/3, tại xóm Pành Pường (xã Piềng Vế - Mai Châu), Công ty TNHH xuất nhập khẩu Mai Bình, doanh nghiệp chuyên sản xuất, xuất - khẩu chổi chít đã đầu tư kinh phí, phối hợp với Đảng ủy, UBND các xã Piềng Vế, Cun Pheo, Xăm Khòe, Bao La tổ chức lễ khai giảng lớp dạy nghề làm chổi chít xuất khẩu cho 35 nông dân của 2 xã Cun Pheo, Piềng Vế.
(HBĐT) - Huyện Tân Lạc vừa tổ chức giao lưu tiếng hát người giáo viên nhân dân lần thứ 2 năm 2011. 69/71 đơn vị trường mầm non, tiểu học, PTCS, THCS đã tham dự giao lưu.
Các chuyên gia khuyên học sinh (HS) lớp 12 cần bám sát SGK (SGK), không học tủ và biết rèn luyện kỹ năng làm bài để có thể đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn để thiết kế bài giảng giáo án điện tử, kết hợp những minh họa cụ thể, sinh động, hấp dẫn bằng hình ảnh, âm thanh, bằng những câu chuyện có liên quan đến bài học... cô giáo Nguyễn Thị Thúy Uyên, giáo viên trẻ Trường THCS Colette (TP Hồ Chí Minh) đã làm cho các em học sinh cảm thấy thích thú, tiếp thu được bài giảng một cách hiệu quả và trực quan hơn.