Không dễ “tiêu hóa” những điều trong sách tham khảo bởi đa số ít hướng dẫn về phương pháp mà chỉ thuần kiến thức

 

Kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm qua cho  thấy phần lớn các em nói thích học văn theo lối tự do cảm thụ. Thế nhưng khi tôi hỏi thế nào là cảm thụ thì hầu hết đều lúng túng. Trong bài viết này, tôi xin giới thiệu một số phương pháp để định hướng cảm thụ, với mong muốn các em sẽ thi tốt nghiệp môn văn đạt điểm cao.

Học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TPHCM) trong một giờ học. Ảnh: Huy Lân
 
Đừng xem thường chú thích
 
Trước tiên phải nói đến sách giáo khoa, vì toàn bộ văn bản tác phẩm đề thi đưa ra đều nằm trong đó. Trong sách giáo khoa  có phần “kết quả cần đạt” và riêng sách cơ bản có thêm phần “ghi nhớ”,  đều có giá trị định hướng nội dung tư tưởng, chủ đề và giá trị nghệ thuật. Cần lưu ý phần “Hướng dẫn học bài” ở cuối văn bản vì đó là hướng dẫn nội dung từng phần của tác phẩm.
 
Đừng xem thường phần chú thích (nếu có), vì nó giải thích những từ khó hoặc điển cố, điển tích văn học giúp các em hiểu ý nghĩa vấn đề. Chỉ cần bấy nhiêu thôi là đã có điểm trên trung bình rồi.
 
Tôi từng biên soạn nhiều bộ sách tham khảo nên chân thành nói với các em rằng sẽ không dễ  “tiêu hóa” những điều trong đó bởi đa số ít hướng dẫn về phương pháp mà chỉ thuần kiến thức. Có kiến thức mà không có phương pháp chẳng khác gì con tàu thiếu hải đăng dẫn lối.
 
Lưu ý cả 2 phần: Dẫn, nhập 
 
Xin giới thiệu các em 2 kiểu đề thường gặp trong phạm vi kỳ thi tốt nghiệp THPT:
 
-  Kiểu cảm nhận về hình tượng nhân vật: Trong đề tài  chiến tranh thường lấy cảm hứng đất nước. Với loại đề này, trong phần mở bài bao giờ cũng gồm 2 phần là dẫn và nhập. Phần dẫn yêu cầu các em phải hiểu hình tượng nhân vật đó đương nhiên ở trong tác phẩm cần cảm nhận và tác giả của nó. Vì vậy, phải giới thiệu nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm (chỉ cần giới thiệu vị trí tác giả trong đời sống văn học và phong cách sáng tác. Cả hai vấn đề đều có trong tiểu dẫn của sách giáo khoa). Đối với nét tiêu biểu về tác phẩm thì có thể giới thiệu hoàn cảnh ra đời kết hợp xuất xứ.
 
Phần nhập phải giới thiệu nhân vật trung tâm và ý nghĩa của luận đề (ví dụ: Tác phẩm thiên về đề tài chiến tranh thì nhân vật chính thường mang phẩm chất anh hùng, sống có lý tưởng cao đẹp…). Hãy nhớ mở bài mà không nêu được luận đề thì coi như lạc đề hoặc không hiểu đề.
 
Ở phần thân bài, bước 1 phải nêu được khái quát nội dung tác phẩm. Từ khái quát xuống cụ thể. Ví dụ: Rừng xà nu là câu chuyện đau thương mà người anh hùng của nhân dân Tây Nguyên vùng lên giành độc lập tự do trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, được điển  hình qua hình tượng nhân vật Tnú.
 
Cuối thân bài các em nên nhận định chung, tổng hợp lại vấn đề rồi từ nhân vật cụ thể mà khái quát lên thành tập thể.
 
-  Kiểu phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm: Đây là  kiểu đề khó nên các em phải luyện tập thật tốt. Cần biết phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học là tìm hiểu thái độ tình cảm xót thương, thấu hiểu, trân trọng, tin tưởng của nhà văn đối với cảnh ngộ; niềm trăn trở tâm tư, khát vọng hạnh phúc, phẩm chất tốt đẹp và khả năng vươn dậy của những mảnh đời bất hạnh trước hiện thực tăm tối của cuộc sống.
 
Trong phần mở bài thì phần dẫn giống kiểu đề cảm nhận về hình tượng nhân vật. Phần nhập thì phải nêu tư tưởng của tác phẩm (tinh thần nhân đạo). Ở phần thân bài, bước 1 phải nêu cho được khái niệm nhân đạo trong tác phẩm văn học. Bước 2 phải khái quát nội dung tác phẩm. Bước 3 phải lần lượt tìm hiểu phân tích thái độ, tình cảm của nhà văn qua từng nhân vật (tránh rơi vào phân tích hình tượng nhân vật vì chỉ tìm hiểu thái độ của tác giả về một nhân vật). Bước 4 phải tổng hợp lại vấn đề để xem tính nhất quán của tác giả. Phần kết bài giống với  kiểu đề cảm nhận về hình tượng nhân vật.
 
                                                                                Theo Báo NLĐ
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các doanh nghiệp trực tiếp tư vấn tuyển dụng lao động tại sàn giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn.
Học sinh lớp 12 trường THPT Hồ Thị Kỷ tỉnh Cà Mau tham dự buổi tư vấn “Tiên hướng nghiệp - hậu hướng trường” năm 2011 do Báo SGGP tổ chức

Đừng dạy theo tư duy “sản xuất hàng loạt”

Tại hội thảo khoa học “Giáo dục phổ thông trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện”, do Quỹ hòa bình và phát triển Việt Nam phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức ngày 29-3, ông Nguyễn Quang Kính, nguyên chánh văn phòng Bộ GD-ĐT, nhận định: “Giáo dục phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng nhưng đến nay vẫn chỉ tập trung vào việc ứng thí (thi hết cấp, thi vào trường, thi tốt nghiệp). Quá nhiều nội dung buộc học sinh phải ghi nhớ một cách máy móc”.

Nhiều trường ĐH công bố chỉ tiêu ngành

Trường ĐH Bách khoa: 3.250 chỉ tiêu (CT) các ngành đào tạo bậc ĐH thi khối A và V gồm: Cơ khí chế tạo: 240; Điện kỹ thuật: 300; Điện tử - Viễn thông: 240; Xây dựng dân dụng và công nghiệp: 240.

Hà Nội: Lò luyện thi hết “nóng”

Không khí vắng lặng bao trùm các lò luyện thi đại học là điều mà chúng tôi nhận thấy khi dạo quanh một vòng các lò luyện thi trên địa bàn Hà Nội. Những chiếc bàn đăng ký vắng bóng người, chủ “lò” ngán ngẩm trông mong khách đến.

Thêm nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên nghèo

(HBĐT) - “Thực hiện Quyết định số 157/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, tính đến nay, tỉnh ta đã có 20.080 học sinh, sinh viên được vay vốn với tổng dư nợ lên đến hơn 261 tỷ đồng. Trong năm 2011, kế hoạch giải ngân của tỉnh đối với tín dụng này là 75 tỷ đồng cộng với nguồn vốn quay vòng, hệ thống ngân hàng CSXH trong tỉnh nỗ lực đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay cho các đối tượng”. Ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết.

Toàn tỉnh có 1.639 học sinh giỏi lớp 5 cấp tỉnh môn toán và tiếng Việt

(HBĐT) - Sở GD&ĐT vừa tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 5 cấp tỉnh môn Toán và tiếng Việt. Tham gia kỳ thi có 2.131 thí sinh (1.212 thí sinh dự thi môn tiếng Việt, 919 thí sinh dự thi môn toán) của 11 huyện, thành phố. Kết quả đã có 993 thí sinh đạt giải và được công nhận môn tiếng Việt, đạt 81,9%; 646 thí sinh đạt giải và được công nhận môn toán, đạt 70,3%.

Trường tiểu học Vĩnh Tiến B (Kim Bôi): Đón nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I

(HBĐT) - Sáng ngày 29/3, Trường tiểu học Vĩnh Tiến B (Kim Bôi) đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục