Đối với sinh viên, mỗi lần tăng giá là mỗi lần khổ. Do vậy, để đối phó với tăng giá, các bạn đã tự tìm ra nhiều cách để cứu lấy mình.
Về quê “tay xách nách mang”
Vừa đặt chân xuống phòng trọ, Thúy - sinh viên Đại học Ngoại ngữ thở hổn hển vì phải xách quá nhiều đồ, một ba lô to đùng cộng với tải gạo 20 kg. Thúy vừa đặt đồ xuống vừa nói: "Bây giờ cái gì cũng tăng giá, nhất là thực phẩm, em đi chợ mà thấy xót quá, cho nên đợt này về quê em mang đồ ở nhà đi’”. Thúy mở ba lô lôi ra rau, trứmg, lạc, hành, tỏi… Chỗ thực phẩm mà Thúy mang lên cũng giúp em tiết kiệm 300 nghìn đồng tiền ăn trong 1 tháng.
Cũng như Thúy, Phương sinh viên Trường ĐH Luật, nhà ở Vĩnh Phúc, thỉnh thoảng vẫn được bố chở gạo và thực phẩm lên "viện trợ", Phương tâm sự: “Bây giờ giá cả thi nhau tăng giá, phòng trọ bọn em ngày trước 1,2 triệu đồng/tháng giờ lên 1,4 triệu đồng/tháng, điện tăng lên 4.000 đồng/số, nước lên 70.0000 đồng/người/tháng, phí Internet 100.000 đồng/tháng. Đi chợ mua thực phẩm giá cả cũng tăng từng giờ, mới lúc sang em mua 5.000 đồng/củ su hào mà đến chiều đã tăng lên 6.000 đồng. Sinh viên bọn em bố mẹ cho tiền cũng chỉ giới hạn thôi. Nên bây giờ tiết kiệm được khoản nào hay khoản ấy.”
Không có cơ hội về quê nhiều như các bạn nhưng Phong - chàng sinh viên ĐH Bách khoa, quê ở Nghệ An, lại cho biết về cách đối phó với tăng giá đầy vất vả của mình.
“Khổ” cũng phải “cố”
Vào chơi phòng trọ của Khoa - sinh viên ĐH Công nghiệp, tôi thắc mắc khi nhìn thấy dòng chữ được viết nay ngay ngắn trên tường “Khổ cũng phải cố”. Khoa giải thích ngay: “Bây giờ cái gì cũng đua nhau tăng giá, nên câu viết đó như là phương châm sống của những sinh viên nghèo, nó như lời động viên bọn em cùng nhau cố gắng học tập vượt qua bão giá”.
Thủy và Trang - sinh viên ĐH Công đoàn cũng có cách “cố” riêng của mình. Thủy chia sẻ: “Bọn em phải học cả ngày nên buổi trưa ở lại trường luôn, bây giờ cơm sinh viên bình dân cũng đắt lắm 15 - 20 nghìn đồng/suất mà ăn chẳng được no, hai đứa em bảo nhau dậy sớm nấu cơm mang đến trường vừa tiết kiệm mà lại có sức để học”.
Còn Lan - sinh viên ĐH KHXH&NV hàng ngày đi bộ từ nhà đến trạm xe bus gần 1km, ở nhà có xe máy nhưng từ khi xăng tăng giá cao quá, Lan thay đổi phương tiện di chuyển, chịu khổ một chút nhưng mỗi tháng em cũng tiết kiệm được mấy trăm nghìn tiền xăng.
Với Châm - sinh viên ĐH Ngoại ngữ, phương tiện di chuyển hữu dụng của em là xe đạp, Châm kể: “Ngoài giờ học ở trường, buổi tối em còn đi dạy gia sư tiếng Anh, xe đạp tiện dụng lắm, không mất chi phí mà mình có thể “len lỏi” chống chọi với tắc đường. Chỉ hơi mệt chút thôi!”.
Trò chuyện với bác Lan - một phụ huynh quê ở Bắc Giang nhân dịp bác xuống Hà Nội thăm con, bác giãi bày: “Thấy tụi nhỏ đi học mà thương quá, ở đây cái gì cũng đắt đỏ, từ phòng trọ đến điện nước, thực phẩm. Nhìn bữa cơm ăn của bọn chúng mà tôi chảy nước mắt. Nhưng cũng chẳng biết làm thế nào. Ở quê kiếm tiền khó lắm, cả nhà chỉ trông mong vào mấy sào ruộng, nên cũng không cho chúng được nhiều”.
Chị Hương - một công chức Hà Nội có con học ĐH cũng xót xa khi nghe con gái kể về cuộc sống của các bạn mình. Chị lo lắng nói: “Giá cả leo thang, sinh viên đi học thấy bọn nó khổ quá, có bữa cơm 4 đứa ăn chung mà hết có 30 nghìn đồng. Ăn uống như vậy làm sao có sức để học”.
Theo DanTri
Ôn thi là thời gian khó khăn và "khổ sở" nhất. Bởi vì, trong một giai đoạn ngắn học sinh phải tiếp thu, sắp xếp với một khối lượng kiến thức lớn, nhiều môn. Vậy, làm thế nào để ôn thi có hiệu quả nhất trong thời gian nước rút?
Theo điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Khi ôn tập, các em ôn theo từng chủ đề; cần đọc lại các bài học, sau đó tự làm cho mình một đề cương ôn tập. Mỗi một chủ đề các em cần hệ thống các kiến thức cơ bản, tóm tắt phương pháp giải của các dạng bài tập, ghi chú những sai sót thường mắc phải. Nên ôn tập theo cấu trúc đề của Bộ GD-ĐT.
(HBĐT) - Ngày 30/3, công đoàn giáo dục huyện Tân Lạc đã tổ chức toạ đàm nghiệp vụ công tác nữ với sự tham gia của 71 đồng chí phụ trách công tác nữ tại các trường trên địa bàn.
(HBĐT) - Ngành GD&ĐT có đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên (CBGV, CNV) với số lượng nữ chiếm đa số. Những năm qua, bằng những việc làm cụ thể, ngành đã có sự quan tâm đến phát triển đội ngũ cán bộ nữ, thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực GD&ĐT
Kỳ thi đại học hàng năm luôn được đánh giá là vô cùng áp lực và căng thẳng. Ngoài tri thức, công thức của người chiến thắng còn là: giữ vững tâm lý + nghỉ ngơi hiệu quả + ôn tập đúng cách = thành công!