Ôn thi là thời gian khó khăn và "khổ sở" nhất. Bởi vì, trong một giai đoạn ngắn học sinh phải tiếp thu, sắp xếp với một khối lượng kiến thức lớn, nhiều môn. Vậy, làm thế nào để ôn thi có hiệu quả nhất trong thời gian nước rút?

Xin chia sẻ với các bạn  vài kinh nghiệm nhỏ sau đây:   

- Tự ôn thi: Tự ôn thi không những rèn luyện tư duy độc lập mà còn nâng cao hiệu quả học tập, làm giàu tri thức cho mình. Thực tế đã chứng minh, hầu hết những bạn học sinh đậu đại học thậm chí là thủ khoa trong các kì thi đều xuất phát từ con đường tự học, tự ôn thi. Không phải cứ ngồi vào bàn học nhiều là tốt, mà điều quan trọng ở đây là phải biết tập trung vào việc học, phân chia thời gian học các môn trong ngày hợp lý. Cần xen kẽ việc học với thời gian thư giãn, giải trí.

- Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và sách giáo khoa: Chuẩn kiến thức, kỹ năng được xem như một yêu cầu cụ thể để hướng dẫn học sinh triển khai đề cương ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá tải. Còn sách giáo khoa được coi là tài liệu phục vụ ôn thi tốt nhất. Sách giáo khoa có nhiều nội dung kiến thức, vì vậy  trong quá trình ôn tập, các bạn cần chú ý đến việc hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho “ôn đến đâu chắc đến đó”.

- Luyện đề năm trước: Đề thi chứa các nội dung kiến thức đầy đủ và tổng quát nhất. Khi luyện đề thi các bạn không những nắm được các kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn thiếu mà còn giúp các bạn nắm bắt được các thủ thuật làm bài thi, sao cho nhanh và chính xác nhất, là cách để các bạn rèn luyện sự tự tin trước mỗi kì thi. Muốn luyện đề thi, nhất thiết các bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản, đã học.

- Nhẩm lại kiến thức vừa ôn: Trước lúc đi ngủ hay buổi sớm thức dậy các bạn nên tập thói quen nhẩm đi nhẩm lại kiến thức mà mình đã vừa học trong đầu để xem thử mình đã học được bao nhiêu phần trăm. Cố gắng ghi nhớ những chi tiết chính đừng nên vụn vặt, nên vạch ra các ý lớn để ôn tập như nội dung các chương trong chương trình học.

Không còn bao lâu nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 sẽ đến. Chúc các bạn học sinh lớp 12 vận dụng những bí quyết trên một cách hiệu quả để ôn tập cho tốt, vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.  

                                                                                Theo Dantri

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục