Nữ giáo viên trường Tiều học Kim Đồng ( thành phố Hòa Bình) được quan tâm, bồi dưỡng, đào tạo chuyen môn đạt chuẩn theo quy định.

Nữ giáo viên trường Tiều học Kim Đồng ( thành phố Hòa Bình) được quan tâm, bồi dưỡng, đào tạo chuyen môn đạt chuẩn theo quy định.

(HBĐT) - Ngành GD&ĐT có đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên (CBGV, CNV) với số lượng nữ chiếm đa số. Những năm qua, bằng những việc làm cụ thể, ngành đã có sự quan tâm đến phát triển đội ngũ cán bộ nữ, thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực GD&ĐT

 

Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực GD&ĐT là mục tiêu quan trọng trong kế hoạch hành động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) ngành GD&ĐT. Do vậy, trong giai đoạn 2006-2010, ngành đã thực hiện các đề án về quy hoạch mạng lưới trường lớp theo các quyết định đã được UBND tỉnh phê duyệt; củng cố, phát triển trường học, các bậc học, ngành học… Nhờ vậy, tỷ lệ trẻ ra lớp trong độ tuổi ở các bậc học đều tăng, trong đó, trẻ em gái trong độ tuổi được huy động đạt 100%. Công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn, điều tra bổ sung, rà soát các đối tượng độ tuổi 15 - 45 còn mù chữ để huy động ra lớp xóa mù chữ được chú trọng

 

Nhận thức đúng đắn về vai trò, vị thế và năng lực của cán bộ nữ trong ngành, trong những năm qua, Sở GD&ĐT đã chủ động phối hợp với các huyện, thành phố, quan tâm, đầu tư, bồi dưỡng, đào tạo quy hoạch và sử dụng cán bộ nữ có kết quả. Công tác này đã trở thành một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược phát triển GD&ĐT của tỉnh. Đội ngũ CBGV phần lớn được đào tạo chính quy, trình độ học vấn, chuyên môn đạt chuẩn quy định. Nhiều CBGV đã và đang phấn đấu vượt chuẩn trong các lĩnh vực KHTN, KHXH. Trình độ quản lý cũng ngày càng được khẳng định. Cùng với sự phát triển đội ngũ CBGV-CNV trong ngành, quy mô đội ngũ giáo viên có bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ nữ tham gia BCH Đảng ủy, giữ chức vụ Bí thư Đảng bộ, chi bộ ngày càng nhiều và có chất lượng hơn. Tỷ lệ cán bộ nữ đảm đương công tác quản lý ngày càng tăng. Đến nay, toàn ngành có 70% nữ giáo viên làm chủ nhiệm lớp, 68,7% làm tổ trưởng, khối trưởng chuyên môn, 83,4% là Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn giáo dục các cấp; 76,45% Bí thư đoàn, liên chi đoàn TN; 75,5% là hiệu trưởng, hiệu phó các trường mầm non, tiểu học, THCS; 5 % là hiệu trưởng, hiệu phó các trường THPT, CĐ, THCN.

 

Trình độ lý luận chính trị của nữ CBGV cũng ngày được nâng cao. Toàn ngành có 3 cán bộ nữ quản lý hoàn thành chương trình cử nhân chính trị; 3 nữ cán bộ đang học chương trình lý luận cao cấp; 6 trung cấp chính trị. Trong đó 30% là nữ cán bộ, giáo viên. Trình dộ chuyên môn của nữ giáo viên ngày càng được nâng cao. Toàn ngành có 17/58 nữ giáo viên có trình độ Thạc sỹ các chuyên ngành KHTN, XH; 1 giáo viên nữ là Đại biểu Quốc hội; 1 cán bộ quản lý là TỈnh ủy viên, đại biểu HĐND tỉnh; 2 nữ CBGV được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú; 6 giáo viên giỏi Quốc gia bậc tiểu học cùng hàng trăm nữ giáo viên giỏi các ngành học, bậc học, cấp học.

 

Đặc biệt, ngành GD&ĐT đã chú trọng phát triển đảng viên trong nữ CBGV-CNV. Trong 5 năm, toàn ngành kết nạp được 2.497 đảng viên, trong đó, 1.035 đảng viên nữ ( chiếm 41,44%), trong đó có 412 đảng viên nữ dân tộc. Ngoài ra, Sở GD&ĐT thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm nâng cao nhận thức cho nữ CBGV-CNV trong đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng phong kiến và những tư tưởng không tôn trọng phụ nữ; giúp đỡ nữ CBGV- CNV khắc phục biểu hiện tự ti, thiếu ý thức vươn lên, ngại làm công tác quản lý…Hàng năm, ngành đều hoàn thành 11/11 chỉ tiêu công tác, được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen; nhiều năm được nhận cờ đơn vị dẫn đầu toàn quốc về GD&ĐT…

 

Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, hạn chế trong công tác bán bộ nữ như: nhận thức về công tác cán bộ nữ của một phận CBGV-VNV chưa sâu sắc dẫn đến chưa có tinh thần, ý chí, vươn lên đảm nhiệm những trọng trách quan trọng trong các đơn vị, nhà trường; việc đề bạt, cân nhắc nữ CBGV giữ chức vụ chủ chốt hoặc đi học lý luận chính trị trung, cao cấp còn ít; sự quan tâm, chăm lo đối với nữ cán bộ, quản lý, GV - CNV về các điều kiện tinh thần, vật chất còn hạn chế, nhất là CBGV- CNV vùng cao, sâu, đồng bào dân tộc thiểu số, lòng hồ sông Đà; đội ngũ nữ cán bộ quản lý các nhà trường là người dân tộc thiểu số còn thấp; chất lượng cán bộ nữ chưa đồng đều…     

 

Trong thời gian tới, ngành tiếp tục có kế hoạch tạo nguồn cán bộ nữ, tập trung quan tâm hơn nữa về phát triển đội ngũ cán bộ nữ ở các ngành học, bậc học, chú trong phát triển nữ cán bộ lãnh đạo ở các trường THPT, phòng, ban chuyên môn của Sở. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng và kết quả quá trình công tác, phát hiện những cán bộ nữ trẻ, có năng lực, tạo điều kiện để phát triển trở thành cán bộ nữ cốt cán, nữ lãnh đạo của các đơn vị trường học và của ngành; thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBGV- CNV; củng cố Ban VSTBPN các cấp ; nêu kinh nghiệm về công tác tổ chức đối với cán bộ nữ để toàn ngành học tập và vận dụng vào thực tế nhà trường phù hợp, hiệu quả; tăng cường củng cố các tổ chức, đoàn thể; đẩy mạnh phát triển Đảng, trong đó, coi trọng kết nạp đảng viên nữ; quan tâm chăm lo đến nữ CBGV- CNV dân tộc thiểu số…Đây chính là cơ sở để ngành tiếp tục thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong hoạt động GD&ĐT.

 

                                                           Hồng Duyên

 

Các tin khác

Không khí vui vẻ trong gia đình là một cách cổ vũ các bạn học sinh trong mùa thi.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lạc Sơn: Hơn 300 thanh niên tham gia sàn giao dịch việc làm

(HBĐT) - Ngày 30/3, tại huyện Lạc Sơn, Trung tâm Giới thiệu việc làm (Sở LĐ-TBXH) đã phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức phiên giao dịch lần thứ I năm 2011 tại sàn giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn. Tham dự phiên giao dịch có 46 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động. Hơn 300 thanh niên đến từ các xã, thị trấn trong huyện đã tham dự phiên giao dịch.

Chấn hưng giáo dục phổ thông - Cần điểm trúng “huyệt”

Giáo dục nước ta vẫn tiếp tục tụt hậu so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như các nước ASEAN, đặc biệt giáo dục phổ thông được xem giữ vai trò nền tảng của hệ thống giáo dục vẫn chưa đổi mới triệt để. Đó là vấn đề đặt ra tại hội thảo “Giáo dục phổ thông trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện” do Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức ngày 29-3.

Đừng dạy theo tư duy “sản xuất hàng loạt”

Tại hội thảo khoa học “Giáo dục phổ thông trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện”, do Quỹ hòa bình và phát triển Việt Nam phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức ngày 29-3, ông Nguyễn Quang Kính, nguyên chánh văn phòng Bộ GD-ĐT, nhận định: “Giáo dục phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng nhưng đến nay vẫn chỉ tập trung vào việc ứng thí (thi hết cấp, thi vào trường, thi tốt nghiệp). Quá nhiều nội dung buộc học sinh phải ghi nhớ một cách máy móc”.

Nhiều trường ĐH công bố chỉ tiêu ngành

Trường ĐH Bách khoa: 3.250 chỉ tiêu (CT) các ngành đào tạo bậc ĐH thi khối A và V gồm: Cơ khí chế tạo: 240; Điện kỹ thuật: 300; Điện tử - Viễn thông: 240; Xây dựng dân dụng và công nghiệp: 240.

Hà Nội: Lò luyện thi hết “nóng”

Không khí vắng lặng bao trùm các lò luyện thi đại học là điều mà chúng tôi nhận thấy khi dạo quanh một vòng các lò luyện thi trên địa bàn Hà Nội. Những chiếc bàn đăng ký vắng bóng người, chủ “lò” ngán ngẩm trông mong khách đến.

Thêm nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên nghèo

(HBĐT) - “Thực hiện Quyết định số 157/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, tính đến nay, tỉnh ta đã có 20.080 học sinh, sinh viên được vay vốn với tổng dư nợ lên đến hơn 261 tỷ đồng. Trong năm 2011, kế hoạch giải ngân của tỉnh đối với tín dụng này là 75 tỷ đồng cộng với nguồn vốn quay vòng, hệ thống ngân hàng CSXH trong tỉnh nỗ lực đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay cho các đối tượng”. Ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục