Đã qua hơn phân nửa thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ tại trường THPT, thế nhưng còn rất nhiều học sinh (HS) đến giờ vẫn chưa biết thi vào trường nào, ngành gì?
Thạc sĩ Lâm Thành Hiển - Phó hiệu trưởng trường ĐH Lạc Hồng kể: “Em Nguyễn T.Đạt - HS trường THPT Dầu Giây (Đồng Nai) đến nhờ chúng tôi tư vấn cho em thi vào trường nào có khả năng đậu ĐH. Đạt cho biết mình thích ngành du lịch, thích học môn Lịch sử, biết làm văn và có thể vẽ bảng, biểu đồ. Chúng tôi hỏi em có khả năng làm 3 môn Văn, Sử, Địa được bao nhiêu điểm? Đạt trả lời không biết. Trong khi đó, mẹ Đạt cho biết em đi xe đò không quen, dễ bị ói và vật vờ nên khó có thể làm hướng dẫn viên du lịch”.
Nên hướng nghiệp từ lớp 10
Nhiều em chỉ biết thích thì chọn mà không cần biết khả năng của mình đến đâu |
||
Thầy TRẦN CAO PHÚC trường THPT Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai | ||
Trên thực tế, đến thời điểm này nhiều HS vẫn còn phân vân chưa biết chọn trường nào nên đã làm nhiều bộ hồ sơ, chọn một ngành và gửi nhiều trường để đến phút cuối mới quyết định. Tuấn Anh - trường THPT Bình Chánh TP.HCM, cho biết: “Em thích ngành xây dựng, cũng đang phân vân chưa biết chọn trường nào để thi. Ba em nói cứ nộp hồ sơ vào trường nào có ngành này, để đến ngày đi thi thì chọn một trường”. Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, khuyên: “Trong khi tư vấn cho HS, tôi đều nhắc đến chi tiết có nhiều trường cùng đào tạo một ngành, tuy nhiên mục tiêu đào tạo cũng như mức điểm ở mỗi trường khác nhau vì vậy các em HS nên lượng khả năng mình để chọn trường cho đúng”.
Tại trường THPT Phú Ngọc (Định Quán, Đồng Nai), thầy Trần Cao Phúc - giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1 cho biết thêm: “Ở nông thôn các em thiệt thòi rất nhiều, thông tin về ngành nghề thiếu, nhiều em chỉ biết thích thì chọn (ngành dự thi - NV) mà không cần biết khả năng của mình đến đâu. Mặc dù nhà trường cũng đã tổ chức tư vấn nghề nghiệp, các thầy ở trường ĐH về nói chuyện, hướng dẫn cách chọn được ngành nghề hợp lý, nhưng HS vẫn còn thiếu thông tin nhiều lắm”.
Ông Trần Phước Đức, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Quyền, Q.7, TP.HCM cho rằng: “Theo tôi, việc tư vấn hướng nghiệp phải được làm từ khi các em mới bước vào lớp 10, phụ huynh nên biết con mình có thiên hướng về các ngành xã hội, tự nhiên hay luật, kinh tế để từ đó định hướng con mình đi theo khối thi nào, để khi lên lớp 12 thì chỉ việc chọn trường ĐH theo khả năng của con. Có như vậy mới tránh được việc chọn nghề không đúng”.
Tư vấn phân luồng
Ý nghĩ phải thi vào ĐH luôn có ở bất cứ HS nào, dù học lực thậm chí dưới trung bình. Ông Đỗ Hữu Khoa - Hiệu trưởng trường TC Công nghệ thông tin Sài Gòn đồng thời là Chủ tịch khối liên kết các trường TCCN tại TP.HCM cho biết: “Năm nay các trường TCCN đặc biệt chú trọng tới việc tư vấn phân luồng đến từng phụ huynh và HS”. Các trường TCCN xuống từng địa phương, từng trường THPT và THCS để tư vấn cho HS và phụ huynh biết sức học nào nên thi vào bậc học nào. Theo ông Khoa, nếu một HS xác định được học lực của bản thân, điều kiện của gia đình và nhu cầu của xã hội, thì việc theo học TCCN sẽ tốt hơn là đầu tư vào một trường ĐH mà chưa xác định được khả năng của mình.
Ông Võ Thanh Liêm, Phó hiệu trưởng trường TC Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh nhận định: “Nếu chúng ta phân luồng đúng thì hiệu quả sẽ cao. Ngược lại, các em chọn nơi học không trúng, không phù hợp sẽ phải làm lại từ đầu gây lãng phí cho gia đình và xã hội”.
Ngoài ra, để lôi kéo HS theo học TCCN, nhiều trường đã kết nối với doanh nghiệp để đào tạo theo nhu cầu xã hội, giới thiệu việc làm cho HS tốt nghiệp và đầu tư cơ sở vật chất…
Trong một buổi tư vấn nghề nghiệp tại Báo Thanh Niên mới đây, ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, đưa ra lời khuyên: “HS và phụ huynh cần tìm hiểu năng lực kiến thức bản thân, khả năng gia đình để xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp. Sau đó tìm hiểu thị trường lao động, nhà trường - cơ sở đào tạo để biết nhu cầu việc làm, điều kiện việc làm, ngành nghề đào tạo. Bản thân phải xác định được tâm huyết học nghề theo sở trường, chọn ngành học phù hợp năng lực, sức khỏe và phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động”.
Theo Báo Thanhnien
Theo quy định của Bộ GDĐT, học sinh THPT, giáo dục thường xuyên đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại trường nơi học lớp 12, thí sinh tự do đăng ký dự thi tại trường phổ thông trên địa bàn theo cư trú. Thời gian đăng ký dự thi lại phải trước ngày 7/5.
Sáng 5-4, đoàn công tác do Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã gặp gỡ giảng viên, sinh viên chương trình tiên tiến tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) để đánh giá kết quả và cùng bàn giải pháp phát triển chương trình này.
Giờ đang là thời gian “nước rút” chuẩn bị thi đại học, cao đẳng. Đây cũng là thời điểm bùng phát dịch vụ thi thử…, nhất là việc tổ chức thi thử nhốn nháo ở các “lò” luyện thi đang gây lãng phí và những hệ lụy tiêu cực đối với các thí sinh.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2011, trong đó có quy định những mốc thời gian thí sinh (TS) cần lưu ý như: thu nhận hồ sơ dự thi, thời gian thi của từng môn, thời gian công bố kết quả thi...
ĐH dân lập Phương Đông là trường dân lập đầu tiên mở ngành đào tạo Cơ điện tử vào năm 2001 đến nay đã được 10 năm. Đây là ngành đào tạo có thế mạnh của trường, hàng năm sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm, thậm chí đủ tiêu chuẩn để ra nước ngoài làm việc.
Theo thống kê hàng năm, số lượng thí sinh đăng ký dự thi khối C rất thấp, do cơ hội việc làm của nhiều ngành hiện nay không nhiều như Triết học, Ngữ văn, Thư viện, Lưu trữ học, Địa lý, Lịch sử…