Thầy và trò trường THCS Trung Minh tham gia giải toán trên tạp chí ngoài giờ học.

Thầy và trò trường THCS Trung Minh tham gia giải toán trên tạp chí ngoài giờ học.

(HBĐT)- Tháng 10/2009, trường THCS Trung Minh được chuyển giao từ Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn về Phòng GD&ĐT TP Hòa Bình. Được sự quan tâm của ngành, cấp lãnh đạo cùng sự cố gắng của ban giám hiệu, tập thể đội ngũ giáo viên, CNV, học sinh trong toàn trường, năm học 2009 – 2010, trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học và đề ra nhiều hoạt động cho năm học mới, trong đó, phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực” được trường đặc biệt quan tâm.

 

Hiện tại, trường có 31 cán bộ, giáo viên, trong đó có 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó, 25 giáo viên các bộ môn (1 GV hợp đồng), 4 nhân viên hợp đồng, 167 học sinh, 77 học sinh là người dân tộc, 8 phòng học, 1 phòng học tạm. Trong năm học 2010 – 2011, trường tiếp tục thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “hai không”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, triển khai tốt phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực” tới tất cả các khối, tập thể lớp và cá nhân trong nhà trường, thực hiện có hiệu quả mục tiêu đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong, cải tiến quản lý và xây dựng đội ngũ giáo viên, CNV đoàn kết có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn vững vàng, duy trì tốt trường văn hoá, xanh - sạch - đẹp, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng có hiệu quả mối quan hệ giữa gia đình- nhà trường và xã hội, tạo cảm giác thân thiện, học sinh học tập tốt.

 

Bên cạnh đó, trường tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng do phòng GD&ĐT tổ chức như: đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT vào giảng dạy, 100% CBQL, giáo viên tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học. Trường phát triển mạng lưới trường, lớp, thiết bị giáo dục, triển khai thư viện di động phục vụ cho học sinh nghiên cứu, học tập cả trong và ngoài giờ. Kết quả nâng cao chất lượng giáo dục, qua kiểm tra toàn diện 10 giáo viên có 8 giáo viên xếp loại giỏi, 2 giáo viên khá,  xếp hạnh kiểm học sinh: tốt: 78 học sinh, chiếm 46,71%, khá 75 học sinh, chiếm 44,91%, không có loại yếu; về học lực: giỏi có 16 em chiếm 9,58%, khá: 55, chiếm 32,93%, yếu: 13 HS 7,78%, không có học sinh kém.

 

Trường tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ cho từng khối lớp học sinh theo chủ đề từng môn học, thành lập buổi ngoại khóa cho học sinh khi có ngày lễ lớn như: 26/3, 3/2, 20/11, thi văn nghệ, trò chơi như kéo co, bịt mắt, đá bóng…Ngày 22/12, trường mời CCB nói chuyện, chăm sóc đài tưởng niệm, tổ chức phong trào áo lụa tặng bà. Kết quả gắn kết hoạt động cộng đồng với trường học, giúp học sinh thấy yêu trường, biết sử, khơi dậy lòng yêu nước trong các em, tôn trọng người già. Trường còn phát động phong trào vở sạch, chữ đẹp, ghi chép đầy đủ, giữ gìn cẩn thận, tổ chức thi và kiểm tra đúng quy định, không có trường hợp cán bộ, giáo viên và học sinh vi phạm quy chế.

 

BGH nhà trường phát động phong trào thi đua xây dựng trường lớp xanh – sạch - đẹp, thành lập ban cổ động phòng- chống dịch, phun thuốc vệ sinh các phòng học, tham gia trồng, chăm sóc cây xanh, giữ gìn vệ sinh, có sân chơi, bãi tập cho học sinh đảm bảo trường lớp luôn sạch sẽ, thoáng mát, tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân. Hệ thống điện, quạt, ánh sáng, đảm bảo an toàn, không có bạo lực, tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo CSVC cho nhà trường, đáp ứng các tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực.

 

Thầy Nguyễn Thanh Hải,  hiệu phó trường THCS Trung Minh cho biết: Ban giám hiệu nhà trường thực hiện tốt các CVĐ mà ngành đã giao, chú trọng nâng cao, cải thiện chất lượng giáo dục, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục triệt để việc đọc chép, phát huy vai trò chủ động, tích cực học sinh trong học tập, đề ra các hoạt động ngoại khóa, hoàn thiện cơ sở vật chất, đồ dùng cho học sinh, tạo sự đồng bộ, thân thiện để mỗi học sinh đến lớp đều thích học, giáo viên chủ động nắm bắt tình hình học tập, gia đình, bạn bè của học sinh để kịp thời quan tâm, động viên, tạo niềm tin cho các em, phấn đấu thực hiện tốt “trường học thân thiện học sinh tích cực” để xây dựng trường chuẩn quốc gia.

 

                                                                                      Bùi Thanh

                                                                                   (Sở TT – TT)

 

 

Các tin khác

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM vào chiều 21-4.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trường THCS Đông Phong đón bằng công nhận trường chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Ngày 21/4, trường THCS Đông Phong (Cao Phong) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2011.

123.000 lao động có nhu cầu đào tạo nghề trong năm 2010 – 2020

(HBĐT) - Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Sở LĐ-TB&XH đã chủ trì, phối hợp thực hiện điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Tiến tới giao quyền tự chủ cho các trường trong việc thi tuyển

“Tôi cho rằng, chúng ta phải tiến nhanh tới việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường trong việc thi tuyển để các trường tuyển được học sinh có năng lực nhất, đáp ứng với yêu cầu cụ thể của từng ngành học…”.

Tuyển sinh lớp 10: Chất lượng hay số lượng?

Năm học 2011-2012, TPHCM dự kiến dành 57.455 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Trong khi đó, số lượng học sinh (HS) tốt nghiệp THCS dự kiến lại trên 76.000. Việc có thêm 2 quận là Bình Tân và quận 6 xét tuyển và có thêm 2 trường mới có khả năng tiếp nhận hơn 1.700 học sinh dường như vẫn chưa thể làm dư luận bớt lo lắng về một kỳ thi đầy căng thẳng mà hiệu quả vẫn không như ý.

Bát nháo dịch vụ gia sư: Nhập vai giáo viên

Để tìm hiểu chất lượng gia sư mà những trung tâm gia sư (TTGS) giới thiệu đến phụ huynh, PV Thanh Niên thử nhập vai làm giáo viên đi dạy kèm…

Mô hình liên kết "trường đại học và địa phương"

Là tỉnh biên giới phía bắc, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khó khăn, chậm phát triển cho nên nhu cầu về áp dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ liên ngành và đa ngành chất lượng cao của Hà Giang ngày một lớn. Ðể đáp ứng yêu cầu đặt ra, tỉnh Hà Giang đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, trong đó triển khai mô hình đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ liên kết giữa "trường đại học và địa phương".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục