Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM vào chiều 21-4.
Ngày 21-4, ngày cuối cùng nhận hồ sơ dự thi ĐH, CĐ năm 2011 tại các trường, số lượng thí sinh đến đăng ký dự thi thưa thớt hơn so với năm trước
Đại diện Trường ĐH Giao thông Vận tải cho biết năm nay tổng số hồ sơ mã 99 trường thu nhận khoảng hơn 1.000 bộ, tương đương năm trước. Trong khi đó, lượng thí sinh nộp hồ sơ vào Học viện Ngân hàng giảm nhẹ so với năm trước. Đại diện các trường ĐH Công đoàn, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho biết thí sinh tự do năm nay đến đăng ký vắng hơn năm 2010.
Thí sinh “khôn” hơn
Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TPHCM, tính đến cuối ngày 21-4, trường chỉ nhận được 1.100 hồ sơ, giảm 200 hồ sơ so với năm ngoái. Trường ĐH Ngân hàng TPHCM chỉ nhận được 300 hồ sơ, giảm một nửa so với năm trước. Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM nhận được khoảng 600 hồ sơ, giảm 100 bộ. Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại nhận được 900 hồ sơ, giảm 500 bộ. Trường ĐH Luật TPHCM nhận được 800 hồ sơ, giảm 100 bộ…
Một số trường năm nay tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhưng số lượng hồ sơ nhận được cũng chỉ xấp xỉ năm 2010 như Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được hơn 1.000 bộ. Trường ĐH Tài chính – Marketing nhận được khoảng 1.200 bộ, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhận được 1.300 bộ, Trường CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM nhận được 300 bộ…
TS Nguyễn Kim Quang, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, nhận định nguyên nhân các trường nhận được hồ sơ ít hơn năm 2010 là do thí sinh đã có ý thức hơn trong việc tìm hiểu thông tin về các trường, từ đó có khả năng chọn lựa rõ ràng hơn. Khi thí sinh đã cân nhắc sở trường của mình để chọn ngành nghề sát với năng lực thì sẽ không cần thiết phải mò mẫm nộp nhiều hồ sơ. Cũng theo TS Nguyễn Kim Quang, việc gộp lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí thi thực hiện từ năm 2010 cũng tác động đến suy nghĩ của thí sinh trong việc chọn lựa trường thi để tránh lãng phí về tài chính.
Khối ngành kinh tế “lên ngôi”, giảm hồ sơ ảo
Ghi nhanh ban đầu từ số hồ sơ thí sinh nộp tại các sở GD-ĐT cũng như nộp trực tiếp tại trường ĐH, CĐ cho thấy thí sinh chủ yếu lựa chọn hai khối A và D. Bà Phạm Thị Hà, cán bộ thu nhận hồ sơ đăng ký tuyển sinh của Phòng GD-ĐT quận Đống Đa, Hà Nội, nhận xét trong số hồ sơ trường đã thu nhận thì ngành được lựa chọn nhiều nhất là quản trị kinh doanh và các ngành thương mại, kinh tế, ngân hàng.
Theo TS Nguyễn Kim Quang, số lượng hồ sơ ảo giảm là một tín hiệu tích cực cho thấy công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp đã có hiệu quả. Thí sinh đã chủ động hơn trong việc định hướng tương lai. Điều này cũng giúp các trường hạn chế thiệt thòi trong việc sắp xếp phòng thi, cán bộ coi thi… |
Theo đại diện của Học viện Ngân hàng, mã ngành 01 là tài chính ngân hàng thu hút nhiều hồ sơ nhất. Đại diện Trường ĐH Công đoàn cũng cho biết lượng hồ sơ tập trung đông nhất vào khối A và khối D, vốn là các khối ngành kinh tế, hồ sơ khối C năm nay giảm mạnh.
Ông Vũ Mạnh Khiêm, cán bộ thu nhận hồ sơ của Phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm, cho biết trên 70% số hồ sơ mà ông đã thu nhận tập trung vào khối A. Trường được học sinh lựa chọn nhiều nhất là Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Thương mại… Còn tại Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), có tới 50% hồ sơ đăng ký dự tuyển vào khối A. Trong khi đó, khối C chỉ vẻn vẹn 3 trên tổng số hơn 2.200 bộ.
Ông Trần Ngọc Minh, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TPHCM, cho rằng nguyên nhân hồ sơ nộp vào trường giảm nhiều có thể do phần lớn thí sinh đăng ký dự thi đợt này là thí sinh vãng lai, đã rớt năm ngoái nên năm nay có phần thiếu tự tin. Ngoài ra, điểm chuẩn vào trường năm ngoái khá cao nên thí sinh cũng chọn lọc hơn trong việc đăng ký dự thi.
Dù chưa có số lượng hồ sơ đăng ký dự thi cụ thể vì các trường còn chờ các sở GD-ĐT bàn giao hồ sơ vào ngày 5-7 tới, tuy nhiên đại diện các trường đều nhận định số lượng hồ sơ ảo năm nay sẽ giảm.
Theo Báo NLĐ
(HBĐT) - Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Sở LĐ-TB&XH đã chủ trì, phối hợp thực hiện điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.
“Tôi cho rằng, chúng ta phải tiến nhanh tới việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường trong việc thi tuyển để các trường tuyển được học sinh có năng lực nhất, đáp ứng với yêu cầu cụ thể của từng ngành học…”.
Năm học 2011-2012, TPHCM dự kiến dành 57.455 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Trong khi đó, số lượng học sinh (HS) tốt nghiệp THCS dự kiến lại trên 76.000. Việc có thêm 2 quận là Bình Tân và quận 6 xét tuyển và có thêm 2 trường mới có khả năng tiếp nhận hơn 1.700 học sinh dường như vẫn chưa thể làm dư luận bớt lo lắng về một kỳ thi đầy căng thẳng mà hiệu quả vẫn không như ý.
Để tìm hiểu chất lượng gia sư mà những trung tâm gia sư (TTGS) giới thiệu đến phụ huynh, PV Thanh Niên thử nhập vai làm giáo viên đi dạy kèm…
Là tỉnh biên giới phía bắc, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khó khăn, chậm phát triển cho nên nhu cầu về áp dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ liên ngành và đa ngành chất lượng cao của Hà Giang ngày một lớn. Ðể đáp ứng yêu cầu đặt ra, tỉnh Hà Giang đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, trong đó triển khai mô hình đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ liên kết giữa "trường đại học và địa phương".
(HBĐT) - Nhằm khôi phục và phát triển nghề truyền thống, hướng tới xây dựng phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh, Trung tâm khuyến công & tư vấn công nghiệp vừa phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn mở 2 lớp dạy nghề dệt thổ cẩm tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn).