Hồ sơ đăng ký dự thi tăng cộng thêm tình hình vật giá leo thang khiến nhiều trường tổ chức thi tuyển sinh năm nay đứng ngồi không yên vì chi phí cho công tác thi tăng chóng mặt.
Để chuẩn bị cho công tác tuyển sinh, nhiều trường ĐH-CĐ đã giao kèo với những địa điểm thi (các trường phổ thông) ngay từ tháng 1. Tuy nhiên, tất cả những thỏa thuận trên chỉ bằng miệng còn việc ký kết hợp đồng, thỏa thuận giá cả thực tế thì thực hiện vào đầu tháng 5 này. Như vậy, trước tình thế này, các trường muốn có phòng thi phải chọn 2 phương án: Tăng giá thuê hoặc đi tìm thuê chỗ khác. Thế nhưng, theo nhiều cán bộ tuyển sinh, nếu đơn vị nào chọn phương án tìm thuê địa điểm khác là mạo hiểm vì nguy cơ không thuê được phòng thi là rất cao.
Nhiều trường có hồ sơ dự kiến tăng như ĐH Tài chính Marketing, ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng cũng rất lo lắng vì chắc chắn kinh phí mà các đơn vị này dự kiến cho mùa tuyển sinh năm nay sẽ đội lên rất cao. Ngay đầu mùa tuyển sinh, nhiều trường phải chạy đôn chạy đáo thuê mướn địa điểm thi để đảm bảo yêu cầu mỗi phòng thi theo danh sách xếp tối đa không quá 40 thí sinh và kèm theo đó, giám thị cũng được huy động cho đủ với số phòng thi (mỗi phòng 2 giám thị). Do đó, nếu trường nào có hồ sơ tăng, chắc chắn kinh phí cho công tác tuyển sinh sẽ tăng rất cao.
Theo thông tin từ các trường, giá thuê một phòng thi năm nay cũng không còn ở mức 100.000 - 150.000 đồng/phòng thi/đợt thi như năm trước mà hiện đã nhảy lên khoảng 200.000 - 300.000 đồng. Tiền trả cho mỗi cán bộ phục vụ cũng dự kiến tăng từ 300.000 đồng/đợt thi lên thành 400.000 - 500.000 đồng/đợt thi. Thêm vào đó, những chi phí khác như tiền đề thi, tiền chấm thi chắc chắn sẽ cao hơn năm trước…
Dù muốn dù không thì các trường vẫn phải tuyển sinh để có người học. Tuy nhiên, biến động giá cả thị trường đã khiến nhiều trường choáng váng trong mùa tuyển sinh năm nay.
Theo SGGP
Vừa qua, Diễn đàn Dân trí nêu lên chủ đề trao đổi về công việc và đời sống của nhà giáo thu hút được nhiều ý kiến tham gia. Thực tiễn nhiều năm gần đây cho thấy ngành sư phạm ngày càng giảm sức hấp dẫn và không còn thu hút được những HS giỏi.
Các lớp dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ lớp lá, thậm chí là lớp mầm, đang mọc lên xung quanh nhiều trường tiểu học và trường mẫu giáo ở TPHCM
(HBĐT) - Ngày 25/4, Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh đã tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới khoá I - năm 2011. Tham gia lớp bồi dưỡng có 68 đảng viên của 24 chi, đảng bộ trực thuộc Đảng ủy.
Chính phủ vừa đồng ý về nguyên tắc trong năm 2011 sẽ hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho học sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú ở các vùng khó khăn. Mức hỗ trợ không vượt quá so với quy định tại Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg.
Trong khi nhu cầu tìm trường tốt tăng vọt thì chất lượng giữa các cơ sở đào tạo không đồng đều nên “chạy trường" tiếp tục gia tăng. Yếu tố tâm lý cộng thêm “tác nhân” trào lưu đã tạo nên độ “nóng” mỗi khi tuyển sinh vào lớp 1 ở Hà Nội.
Hàng loạt kỳ kiểm tra và các cuộc thi từ cấp trường đến cấp quốc gia trải dài suốt năm học đang tạo áp lực lớn với học sinh tiểu học.