Học tiếng Anh sau 6 - 7 năm trong trường phổ thông vẫn không thể nói được một câu tiếng Anh đúng, không đủ tự tin để giao tiếp bằng tiếng Anh, dường như là vấn đề khá phổ biến ở học sinh nước ta.

"Em sợ nói sai"

Bạn Nguyễn Huy Đức, một cựu học sinh trường THPT Nguyễn Trãi (Hà Nội) thẳng thắn thừa nhận: "Mặc dù được học tiếng Anh trong trường từ lớp 6 - 12, tức là 7 năm đấy, nhưng em không thể nào mở miệng nói được một câu. Em cũng đi học ở các trung tâm, học mỗi cái bằng A thôi mà năm lần bảy lượt không thi được. Bây giờ vào đại học, em lại tiếp tục chật vật vì môn học này".

Tình trạng như của bạn Đức không phải là hiếm. Rất nhiều bạn học ngoại ngữ trong trường chỉ đủ để đối phó với các bài kiểm tra, các bài thi, nhưng khi cần giao tiếp thực tế thì không thể nói được một câu tiếng Anh nào. Cũng có những bạn nắm rất chắc ngữ pháp, thậm chí thường đạt điểm cao ở môn tiếng Anh, nhưng chỉ là ở các bài kiểm tra trên giấy, còn khi giao tiếp thực tế lại vẫn ngại ngùng và phản xạ nghe - nói rất kém. 

Học tiếng Anh từ cấp tiểu học giúp các em tự tin hơn.
 
Bạn Trần Thúy Loan, học sinh lớp 8, trường THCS Liên Hòa (Hòa Bình) chia sẻ: "Em thích học tiếng Anh và kết quả học ở trường cũng khá tốt. Thế nhưng hè năm ngoái về Hà Nội chơi ở nhà bác, đi cùng các anh chị em đến một câu lạc bộ tiếng Anh thì em mới phát hiện ra là em rất sợ phải nói tiếng Anh ở chỗ đông người. Vì em sợ bị nói sai...".

Trên một diễn đàn dạy và học tiếng Anh, các thành viên cũng cho rằng: "Có lẽ do bản tính người Việt dễ xấu hổ, nên sợ nếu nói sai thì bị mọi người cười chê, và tốt nhất là giấu dốt".

Học tiếng Anh như "leo cột mỡ"


Cô giáo Nguyễn Phương Nam, khoa tiếng Anh, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ  cho rằng, việc học tiếng Anh ở Việt Nam theo phương pháp truyền thống mà học sinh thường rất thụ  động và không có môi trường giao tiếp là  một nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học không hiệu quả, dần dần gây tâm lý chán, ngại học tiếng Anh.

Thực ra trong chương trình học theo sách giáo khoa cũng có băng đĩa để luyện nghe - nói, tuy nhiên có thể do thời lượng bố trí các tiết học, do điều kiện vật chất của các trường, hoặc cũng có thể do thói quen của giáo viên mà việc sử dụng băng đĩa gần như là không được áp dụng trong các trường học, kể cả ở thành thị, chứ không nói gì đến nông thôn. Học sinh chủ yếu chỉ được nghe cô hướng dẫn đọc, nhưng ngay cả cô giáo thì không phải lúc nào cũng đúng.

"Bằng chứng là ở khoa tôi rất nhiều sinh viên quen phát âm sai một số từ cơ bản từ khi còn học phổ thông. Vì thế, các bạn mặc nhiên nghĩ là đúng và đã nói thành quen nên rất khó sửa".

Theo cô Nguyễn Phương Nam, học sinh phổ thông và sinh viên các trường không chuyên về ngoại ngữ thường không được chú trọng học đủ bốn kỹ năng cho phát triển ngôn ngữ - đó là nghe - nói - đọc - viết, mà đa phần chương trình chỉ tập trung vào ngữ pháp. Học ngữ pháp, thi ngữ pháp.

Cách học này làm cho học sinh hoàn toàn thụ động  nên không thể có được phản ứng giao tiếp nhanh nhạy, dù bạn có học giỏi tiếng Anh ở trường. Những mẫu câu ngữ pháp này đáng lẽ ra cần phải gắn với giao tiếp thực tế, nếu không những gì học được sẽ trôi đi và việc học sẽ chỉ như "leo cột mỡ".
 
                                                                                   Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trường tiểu học Lê Văn Tám (TPHB) quan tâm đầu tư hệ thống máy vi tính giúp học sinh tiếp cận với CNTT.
Toàn cảnh hội nghị triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2011
Các bác sĩ chuyên khoa I trong ngày tốt nghiệp

Đừng xem nặng tỉ lệ “chọi”

Điểm chuẩn trúng tuyển vài năm liên tiếp trước đó của ngành mà thí sinh muốn thi mới là thông số cần tham khảo

Công văn bổ sung hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2011

Hôm qua 19-5, Bộ GD-ĐT đã có công văn về bổ sung hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Theo đó, từ ngày 22-5 các sở GD-ĐT phải tổ chức cho thành viên hội đồng sao in đề thi của đơn vị tham gia bầu cử theo đúng luật định, đồng thời đảm bảo nguyên tắc bảo mật đề thi.

Trường THCS Võ Thị Sáu khẳng định danh hiệu trường chuẩn Quốc gia

(HBĐT) - Những ngày này, hơn 300 cán bộ, giáo viên và học sinh trường THCS Võ Thị Sáu (Lạc Sơn) đang tất bật cho các hoạt động chuyên môn; đẩy mạnh phong trào thi đua “2 tốt” nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học 2010-2011. Sau 8 năm đạt chuẩn Quốc gia, trường tiếp tục khẳng định là một trong những trường THCS thuộc tốp đầu của tỉnh.

27 tuổi tốt nghiệp tiến sĩ xuất sắc tại Mỹ

Ngày 18.5, Lâm Duy Việt (27 tuổi, ở TP Quy Nhơn, Bình Định) đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành hóa với số điểm 3.9/4.0 tại ĐH Carnegie Mellon (bang Pennsyvinia, Mỹ). Luận án của Việt có đề tài "Structure of Rod - like Polyelectrolyte - Surfactant Aggregate in Solution and in Adsorbed Layers" (tạm dịch: Cấu trúc của một nhóm bao gồm chất hoạt động bề mặt và polyme).

Hà Nội “xốc” lại đội ngũ nhà giáo

Một trong những mục tiêu quan trọng mà ngành GD-ĐT Hà Nội kiên trì theo đuổi từ khi mở rộng địa giới hành chính là giảm dần sự khác biệt về chất lượng GD-ĐT giữa các vùng, miền. Bởi thế, bên cạnh việc tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ được coi là nhiệm vụ hàng đầu.

Em Huỳnh Minh Hiếu (TPHCM) đoạt giải nhất Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 40 của Việt Nam

Hôm qua 18-5, tại Hà Nội, Bộ TT-TT đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 40 của Việt Nam. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 40 được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 15-10-2010 đến 8-3-2011, hưởng ứng cuộc thi viết thư quốc tế lần thứ 40 do UPU phát động dành cho lứa tuổi thiếu niên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục