Trường THCS Hợp Thịnh chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học.

Trường THCS Hợp Thịnh chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học.

(HBĐT) - Cô giáo ngô Thị Thảo, Hiệu trưởng trường THCS xã Hợp Thịnh (KỲ Sơn) cho biết: Hiện tại, nhà trường có 24 giáo viên thuộc 2 tổ chuyên môn là tổ tự nhiên và tổ xã hội. Từ nhiều năm nay, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường luôn xác định công tác chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của nhà trường.

 

Vì vậy, ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch, soạn giảng, ký duyệt giáo án theo quy định, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém.

Xác định được điều đó, hàng năm, nhà trường đều có kế hoạch thực hiện 100% giáo viên đều được tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Có được đội ngũ giáo viên chất lượng, nhà trường đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học. Với cách làm này, năm học 2010 – 2011, nhà trường đã tổ chức chuyên đề “đổi mới cách ra đề, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh”, chuyên đề đã được đánh giá cao của phòng GD-ĐT huyện.

 

Bên cạnh nâng cao chất lượng dạy và học cho các em học sinh tại trường, nhà trường cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động đến các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh để nâng cao nhận thức cho người dân đối với GD-ĐT. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, nhà trường không có trường hợp học sinh bỏ học giữa chừng, con em được đến trường đúng độ tuổi, công tác khuyến học của xã được duy trì thường xuyên, hoạt động ngày càng hiệu quả với tổng quỹ huy động đóng góp hơn 220 triệu đồng, 50 ngày công và hơn 150 cây xanh ủng hộ nhà trường xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà trường cũng đã kết hợp với Công an huyện, công an xã xây dựng các quy chế trật tự an toàn giao thông, giáo dục học sinh chậm tiến, tuyên truyền chỉ thị của các cấp, ngành về công tác an ninh trật tự, an toàn giao thong và phòng - chống ma tuý học đường.

 

Với những nỗ lực đó, chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Trong học kỳ I, năm học 2010 – 2011, nhà trường có 17,15% học sinh đạt học lực giỏi, 47,45% đạt học lực khá và hơn 34% đạt học lực trung bình. Toàn trường có 16 em học sinh giỏi cấp huyện và 10 em học sinh giỏi cấp tỉnh và 1 em đạt giải tại cuộc thi giải toán trên máy tính casio cấp quốc gia.

 

Không chỉ thi đua học tốt, dạy tốt, các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể thao của nhà trường cũng luôn được quan tâm như tổ chức cuộc thi học sinh kể chuyện tấm gương Bác Hồ, hội thi tìm hiểu về người phụ nữ Việt Nam nhân ngày 8/3, về hình ảnh anh bộ đội trong văn học và ngoài thực tiễn… Chính nhờ các hoạt động ngoại khoá sôi nổi và bổ ích này, nhà trường đã tạo ra môi trường thực sự thân thiện cho các em học sinh, lôi kéo các em đến trường và tạo tinh thần thoải mái để các em học tập tốt. Trong năm học 2010 – 2011, nhà trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.  

 

                                                                                      Đinh Hòa

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục