Thí sinh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010

Thí sinh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010

Ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), đã trả lời phỏng vấn PV Thanh Niên xung quanh những vấn đề mà thí sinh quan tâm trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.

Xin ông cho biết, trong một đề thi tốt nghiệp có khoảng bao nhiêu phần trăm câu hỏi khó?

 

"Phần lớn các câu hỏi tập trung vào những kiến thức, kỹ năng hết sức cơ bản"

Đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH-CĐ sẽ có những câu hỏi dùng để phân hóa học sinh (HS). Tuy nhiên, rất khó để nói chính xác có bao nhiêu phần trăm câu hỏi khó trong một đề thi. Chỉ có thể khẳng định là phần lớn các câu hỏi tập trung vào những kiến thức, kỹ năng hết sức cơ bản. Mục đích của việc ra đề thi với nhiều câu hỏi là đảm bảo được việc đánh giá trên phạm vi kiến thức rộng hơn, tránh việc học lệch, học tủ của HS, làm sao HS khi thi không chỉ học thuộc lòng mà phải liên kết được các phần học, các kiến thức với nhau mới có thể trả lời được.

Đề thi năm nay có 50% điểm số dành cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Liệu có phải là một áp lực đối với HS trung bình không, thưa ông?

Vì là kỳ thi tốt nghiệp THPT nên mặc dù đề thi có nhiều câu hỏi nhưng những câu hỏi để đánh giá HS khá, giỏi không nhiều.  Ngay trong các câu hỏi khó cũng có thể sẽ có những phần mà HS sức học trung bình cũng sẽ làm được. Về tổng thể, có thể khẳng định: HS với sức học trung bình nếu chuẩn bị ôn thi tốt chắc chắn sẽ vượt qua kỳ thi tốt nghiệp.

 

 Ông Trần Văn Nghĩa

HS và các trường tỏ ra lo lắng vì hiện nay chủ trương của Bộ là ra đề thi theo hướng “mở” nhưng đáp án lại “đóng”. Người chấm cứng nhắc sẽ gây thiệt thòi cho thí sinh. Ông có thể nói gì về điều này?

Thí sinh hoàn toàn yên tâm vì Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo sẽ có sự thống nhất chặt chẽ giữa cách ra đề thi và đáp án cũng như khâu chấm thi. Đối với các câu hỏi “mở”, trong hướng dẫn chấm cũng đã chỉ ra cách thức cho điểm với những cách trả lời khác nhau của HS. Để đảm bảo giảm thiểu hiện tượng chấm “chặt” hay chấm “lỏng”, barem điểm phải chi tiết. Điểm một bài có thể được chia nhỏ ra nhiều phần, nếu làm trọn vẹn một phần nào đó, sẽ được điểm của phần đó. Giáo viên được hướng dẫn kỹ trong cách chấm bài. Trước khi bắt đầu chấm thi, người chấm phải nghiên cứu kỹ hướng dẫn chấm, tiếp đó là tổ chức chấm thử và thảo luận để thống nhất cách cho điểm.

Để làm bài đạt hiệu quả cao nhất và không bị vi phạm quy chế thi, thí sinh cần phải ghi nhớ những gì, thưa ông?

 

Cẩn thận khi vẽ hình

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH - CĐ rất hay mắc phải lỗi về quy định vẽ hình. Quy chế ghi rõ chỉ những hình tròn vẽ bằng compa mới được sử dụng bút chì, còn toàn bài thi, kể cả hình vẽ, biểu đồ, đồ thị... thí sinh đều phải kẻ bằng cùng một màu mực với chữ viết trong bài thi. Phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo; không được tẩy, xóa bằng bất kỳ cách gì.

Trong quá trình làm bài thi, thí sinh cần nhận dạng, phân loại đề thi thuộc loại nào, yêu cầu của đề là gì để định hướng làm bài, tránh lạc đề. Thí sinh cần bao quát đề thi, xem đề có mấy câu hỏi, biểu điểm thế nào để có hướng phân bổ thời gian làm bài, tránh tập trung vào một số câu mà bỏ qua các câu còn lại.

Thí sinh không nên mất quá nhiều thời gian nghiền ngẫm những câu quá khó đối với mình, có thể bỏ qua các câu khó để giải quyết những câu khác dễ hơn rồi sẽ quay trở lại lần hai để làm những câu đã tạm thời bỏ qua.

Đối với bài thi trắc nghiệm, thí sinh nên bắt đầu từ câu số một, lần lượt lướt nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đối với những câu chưa làm được cũng cần xem xét loại trừ các phương án sai, đánh dấu vào nháp. Lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề, sau đó quay trở lại làm những câu đã tạm thời bỏ qua. Thí sinh cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất, không nên bỏ trống một câu nào.

                                                                       Theo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trường THCS Hợp Thịnh chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học.

Đào tạo phương pháp lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia và lồng ghép của các nguồn lực

(HBĐT) - Ngày 25/5, BQL Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 đã tổ chức lớp đào tạo phương pháp lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia và lồng ghép của các nguồn lực cho 40 cán bộ kế hoạch trong ban phát triển xã thuộc các huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Đà Bắc, Yên Thủy và Lạc Sơn.

Trường THPT Hai Bà Trưng (Thạch Thất): Chuẩn quốc gia - Sự khởi đầu mới

Trong những ngày cuối năm học 2010-2011, việc Trường THPT Hai Bà Trưng - Thạch Thất được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn quốc gia không chỉ đem lại niềm vui cho hơn 2.000 thầy, trò nhà trường, mà còn là tín hiệu đáng mừng trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của ngành GD-ĐT Hà Nội.

Để học sinh tham gia “soạn” sách giáo khoa

Đã có nhiều ý kiến đề nghị để học sinh tham gia biên soạn sách giáo khoa. Nếu điều này được thực hiện sẽ tạo nên chuyển biến rất tích cực trong khâu làm chương trình học, một khâu quan trọng trong tiến trình cải cách giáo dục sắp tới đây.

Suy nghĩ từ đề văn gây tranh cãi

Đề kiểm tra Tập làm văn học kỳ II, năm học 2010-2011 (Tả cảnh trường em sau buổi học) dành cho học sinh lớp 5 của sở GD-ĐT TP.HCM đang tạo ra một cuộc tranh luận với nhiều ý kiến khác biệt.

Thêm một tỷ đồng dành cho “Tiếp sức mùa thi 2011”

Sáng 24-5, Tổng Công ty Khí Việt Nam đã trao một tỷ đồng tài trợ chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2011 do Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên TP Hồ Chí Minh tổ chức.

Sở GD&ĐT: Giao ban trực tuyến công tác PCGD năm 2011

(HBĐT) - Sáng 24/5, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến công tác phổ cập giáo dục năm 2011 với sự tham gia của 12 điểm cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục