Tuyển vượt chỉ tiêu, đào tạo ngành nghề chưa được cho phép, liên kết đào tạo tràn lan… là những sai phạm đang tồn tại ở trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn (SAIMETE) trong nhiều năm qua.

Theo nhiều cán bộ công nhân viên của trường, năm 2008 trường này đã tuyển vượt chỉ tiêu gấp 2 lần. Qua tìm hiểu, Bộ GD-ĐT cho phép trường tuyển 1.500 chỉ tiêu nhưng trong năm này, số sinh viên  tuyển vào trường lên đến hơn 3.400.

 

Khoảnh sân như một kho xưởng của cơ sở 446 Tân Kỳ Tân Quý - Ảnh: Đăng Nguyên 

Nghiêm trọng hơn, trường tuyển sinh cả những ngành học chưa được Bộ GD-ĐT cho phép. Được thành lập từ năm 2007 trên cơ sở nâng cấp từ trường Dạy nghề dân lập Cơ khí luyện kim Sài Gòn, hiện nay trường chính thức được phép đào tạo 7 ngành trình độ CĐ và 5 ngành trình độ TCCN. Đó là các ngành công nghệ (CN) kỹ thuật điện tử viễn thông, CN kỹ thuật cơ khí, CN luyện kim, CN kỹ thuật xây dựng, CN kỹ thuật môi trường, quản trị kinh doanh, kế toán (bậc CĐ), CN kỹ thuật cơ khí, CN kỹ thuật điện tử, kế toán, quản trị doanh nghiệp sản xuất, xây dựng dân dụng và công nghiệp (bậc TCCN). Tuy vậy, trong thông báo tuyển sinh năm nay cũng như các năm trước trường tuyển sinh cả những ngành không được phép như công nghệ thông tin (cả CĐ và TCCN), môi trường (TCCN).

Hiệu trưởng cản trở Đại hội cổ đông

Ngày 17.6, một số cổ đông có tỷ lệ 57,083% cổ phần tại trường CĐ KTKTSG đã đề nghị triệu tập Đại hội cổ đông bất thường. Lý do là các cổ đông này xét thấy việc ông Phạm Phố - Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch HĐQT, đã tự ý cho vay số tiền lớn, tương đương 44,6% vốn cổ đông của nhà trường mà không có tài sản thế chấp, không thông qua HĐQT cũng như Đại hội cổ đông và nguy cơ mất số tiền lớn rất cao.

Trước việc triệu tập này, ông Phạm Phố đã ký một văn bản gửi đến cổ đông, tuyên bố cổ đông chỉ đến họp khi nhận được thư mời của Chủ tịch HĐQT, còn các giấy mời với chữ ký khác không có giá trị. Cùng lúc đó, ông Phạm Phố đã thu lại con dấu nhà trường và gửi thông báo đến các phòng ban, khoa, trung tâm, giảng viên trong trường là mọi văn bản sẽ gửi lại thư ký hiệu trưởng để hiệu trưởng tự tay đóng dấu (!).

Đăng Nguyên

GS-TS Phạm Phố - Hiệu trưởng - cũng đã ký nhiều quyết định liên kết với một số đơn vị khác và biến các đơn vị này thành những cơ sở của SAIMETE với nhiều hoạt động sai phạm. Theo phản ánh, hiệu trưởng đã tự ý thành lập cơ sở đặt tại trường Ngoại ngữ - Tin học Thành Long (đường Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp) thuộc Công ty TNHH đào tạo Thành Long có con dấu riêng, tài khoản riêng mà không thông qua hội đồng quản trị. Đây cũng là cơ sở chiêu sinh cả những ngành mà SAIMETE không được phép đào tạo. Từ tháng 4-5.2011, lãnh đạo cơ sở này còn tự tiện đến huyện Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận) thu lệ phí ôn tập và thi cấp chứng chỉ tiếng Anh, tin học cho một số cán bộ, công chức và người dân ở đây mà không tổ chức học theo đúng nội dung chương trình, thời lượng như quy định.

Thông báo tuyển sinh năm 2011 của trường đặt tại Trung tâm Đào tạo các vấn đề kinh tế hiện đại (CMET) cũng tuyển một loạt ngành không được cấp phép như hạch toán kế toán doanh nghiệp, công nghệ thông tin (bậc CĐ và TCCN), quản trị nhà hàng - khách sạn, tài chính ngân hàng (bậc TCCN).

Trong khi kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH-CĐ năm 2011 chưa diễn ra thì ngày 17.5.2011 hiệu trưởng nhà trường đã ký thông báo xét tuyển vào học ngay cho những thí sinh chỉ có tổng điểm thi ĐH hoặc CĐ năm 2011 (kể cả điểm ưu tiên) lớn hơn hay bằng điểm sàn. Điều này vi phạm quy định tuyển sinh vì theo nguyên tắc, trường nhận hồ sơ xin xét tuyển trước, sau đó mới chọn thí sinh có điểm từ cao đến thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.  

Ngoài ra, cơ sở vật chất của trường cũng hết sức nghèo nàn khiến sinh viên hết sức vất vả đến mức đã phải gửi đơn kêu cứu lên lãnh đạo trường nhưng chưa hề được giải quyết. Chẳng hạn trần ở các phòng học tại cơ sở số 446 Tân Kỳ Tân Quý (P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú) lợp tôn, la-phông hư hỏng nhiều nên nóng hầm hập, chật chội; đèn, quạt lại không đủ. Các phòng cách nhau bằng vách ngăn không có cách âm nên phòng này có thể nghe tiếng từ phòng kia…

 

                                                                           Theo Thanhnien

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục