Phụ huynh mầm non tại Q.3, TPHCM cùng tham gia Hội chợ mùa xuân gây quỹ hỗ trợ Tết cho GV.
Nhờ quỹ phụ huynh, vận động xin tài trợ, tổ chức hội chợ thu lợi nhuận…, nhiều đơn vị giáo dục mầm non tại TPHCM đã chủ động, sáng tạo tìm nguồn hỗ trợ giúp giáo viên, công nhân viên trong ngành bớt “lạnh” khi Tết về.
"An ủi" nhờ… quỹ phụ huynh
Không nói ra để so sánh nhưng thực tế ai cũng biết không riêng gì khoản thưởng Tết cuối năm mà thu nhập hàng tháng giữa giáo viên (GV) mầm non và các bậc học khác luôn có khoảng cách. Một vài năm gần đây, nhiều GV các cấp học phổ thông ở TPHCM đã có mức tiền thưởng Tết (chính xác là tiền thu nhập tăng thêm) đã tương đối khấm khá, từ 15 - 30 triệu đồng. Nhưng với GV mầm non, đó là con số mà trong mơ họ cũng không dám nghĩ đến.
Một GV ở trường mầm non Tuổi Thơ (Q.8) cho biết, do tiền thưởng Tết cuối năm quá bèo bọt nên năm nào GV trong trường cũng chờ nhận hỗ trợ ăn Tết từ quỹ phụ huynh với 100.000 đồng/người. “GV mầm non không có khoản nào lớn, mỗi khoản lắt nhắt một ít như vậy, các cô cũng vui lắm rồi”, người này nói.
Đây cũng là tỉnh cảnh chung của nhiều trường với nguồn ngân sách tiết kiệm được không đáng kể hay trường tư thục thì chuyện thưởng Tết phải nhờ đến hỗ trợ của quỹ phụ huynh như một sự "an ủi" ngày cuối năm.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, hiệu trưởng trường mầm non 19/5 (Q.8), cho hay từ nguồn tiết kiệm, năm nay GV, công nhân viên của trường cũng “tạm ổn”. Nhưng với đội ngũ phục vụ, vệ sinh hợp đồng ngoài gồm 7 người thì trường không có nguồn để chi.
Cuối cùng bà Dung đã mạnh dạn cho vào danh sách để nhờ đến quỹ phụ huynh hỗ trợ 200.000 đồng/người hỗ trợ đội ngũ này. "Trường đông học sinh, đội ngũ này rất quan trọng. Đây là sự động viên để họ có thể gắn bó với trường", bà Dung nói.
Những sáng kiến giúp "ấm" Tết GV
Biết rằng mong muốn cần thêm chế độ ưu đãi cho GV, công nhân viên ngành mầm non chưa thể có tác dụng ngay tức thì nhưng nhiều đơn vị giáo dục bậc học này đã có những sáng kiến để khoản thưởng Tết GV "xôm" hơn. Nhiều nơi đã rất mạnh dạn chủ động tìm ra nhiều nguồn thu nhằm hỗ trợ thêm cho GV, công nhân viên bớt “lạnh” khi Tết về.
Mô hình tổ chức Hội chợ mùa xuân được các quận 5, 8, 3… tổ chức rất hiệu quả. Tại hội chợ, thầy cô các trường có thể tham gia bày bán thực phẩm hay đấu giá các sản phẩm do chính tay mình làm ra, thu về những khoản tiền không chỉ để hỗ trợ, chia sẻ với những GV, công viên khó khăn mà còn dành cho các em học trò nghèo. Có nơi đã thu về được cả trăm triệu đồng từ hoạt động này. Điều đó đồng nghĩa với việc nhiều GV, công nhân viên và học sinh nhận được quà Tết có giá trị về vật chất. Hơn nữa đây cũng là một sân chơi ý nghĩa với GV khi họ được thể hiện khả năng của mình khi làm ra các sản phẩm.
Bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Phó phòng giáo dục Q.8, cho hay mô hình hội chợ cho các trường trên địa bàn quận được tổ chức liên tục 3 năm nay. Những năm đầu chỉ thu được số tiền đủ cho 40 - 50 phần quà thì năm nay lên đến 154 GV, công nhân viên được nhận quà (500.000 đồng/phần).
“Trước đây, chúng tôi từng đi vận động hỗ trợ xin gạo về chia cho GV, công nhân viên đón Tết chứ nếu ngồi chờ thì… Tết đói là cái chắc. Mô hình hội chợ mùa xuân rất hiệu quả và minh bạch để kêu gọi sự hỗ trợ từ phụ huynh, các mạnh thường quân. GV mầm non nghèo thật nhưng thứ họ cần nhất chính là sự chia sẻ, động viên của lãnh đạo, đồng nghiệp”, bà Tuyết chia sẻ.
Trong buổi sơ kết học kỳ 1 năm học 2011 - 2012 ngành học mầm non, bà Trần Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM đánh giá mô hình hội chợ mà nhiều trường, nhiều quận đang thực hiện rất cần nhân rộng. Các đơn vị không chỉ chủ động tìm nguồn chia sẻ khó khăn cho GV, công nhân viên khi Tết đến mà một thứ quan trọng không kém là qua đó, GV cảm nhận được một môi trường làm việc ấm áp, thân thiện từ lãnh đạo, đồng nghiệp. Đó là điều cần thiết nhất của mỗi GV mầm non khi đến trường.
Theo Dantri
(HBĐT) - Chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, trong những năm qua tỉnh ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác dạy nghề cho lao động. Từ đó, công tác đào tạo nghề đã thu được nhiều kết quả quan trọng góp phần giải quyết việc làm, xóa đói - giảm nghèo, từng bước ổn định cuộc sống cho người dân.
(HBĐT) - Ngày 12/1, Sở GD & ĐT tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2011 – 2012. Về dự hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở GD & ĐT và các điểm cầu tại 11 huyện, thành phố.
Xuất phát từ việc học sinh không chép phạt, cô giáo đã dùng những lời lẽ nặng nề với cô học trò được đánh giá ngoan và học khá. Sau đó, nữ sinh này đã nhảy lầu tự tử và không qua khỏi. Chúng tôi vừa về địa phương tìm hiểu vụ việc.
Dịp giáp Tết, trong khi người lao động ở nhiều doanh nghiệp háo hức với mức thưởng Tết hàng chục triệu đồng, thậm chí có người được nhận tới cả tỷ đồng, thì hầu hết thầy, cô giáo dường như chẳng mấy người dám trông chờ đến tiền thưởng…
(HBĐT) - Ngày 11/1, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và triển khai nhiệm vụ năm 2012. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện đề án chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành tại các điểm cầu trong cả nước. Dự hội nghị, tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Cùng với sự phát triển đồng bộ về KT-XH ở địa phương, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn coi trọng sự nghiệp trồng người và công tác xã hội hóa giáo dục toàn diện. Đến nay, toàn huyện có 24 trường mầm non, 24 trường tiểu học, 22 trường THCS, 100% các xã, thị trấn có đầy đủ hệ thống trường lớp từ mầm non, tiểu học đến THCS, 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân trong huyện.