Vẫn còn “sạn”, quá chi tiết... đó là những ý kiến “nổi cộm” khi đề cập đến Dự thảo Luật Giáo dục đại học lần thứ năm tại buổi làm việc của Uỷ ban Văn hoá Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (Quốc hội khoá XIII) với giới chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý lĩnh vực đại học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phía nam ngày 7.2.

 

Bên cạnh đó, những vấn đề về phân tầng đại học, giao quyền tự chủ, bao cấp kinh phí... vẫn là những vấn đề nóng.

Còn sạn!

Một trong những ý kiến phản biện thẳng thắn là phát biểu của TS Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng. Sau khi phân tích kỹ lưỡng, rạch ròi và góp ý cụ thể, chi tiết cho dự thảo, vị hiệu trưởng này kiến nghị: “Nên bác luật này, trả về cho cơ quan dự thảo làm lại. Và trong luật chỉ cần quy định những điều chung nhất, những điều là tổ chức, công dân không được làm trong giáo dục ĐH rồi giao cho Chính phủ chi tiết hóa thành những quy định trong các văn bản dưới luật để triển khai”.

Luật giáo dục đại học mới được kỳ vọng sẽ cải thiện công tác tuyển sinh.
Luật giáo dục đại học mới được kỳ vọng sẽ cải thiện công tác tuyển sinh.

Đồng cảm với ý kiến này, GS Võ Tòng Xuân (Hiệu trưởng  ĐH Tây Đô) cho rằng: “Một cách khái quát mà nhận định, từ ngữ dùng trong dự thảo luật hiện nay rất rối rắm, đa nghĩa, khó hiểu, đi ngược lại với nguyên tắc “từ ngữ trong luật phải thật chuẩn mực, chính xác và dễ hiểu”. GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân cho rằng: Hiện nay, dự thảo vẫn còn “quay lưng” với nhiều loại hình giáo dục ngoài công lập. Quy định hiện nay chúng ta không hề mang tính logic và bất cập.

Dự thảo hiện tồn tại quá nhiều khái niệm như phân tầng, phân cấp các loại trường ĐH khiến rối rắm. Hay như khái niệm lợi nhuận - phi lợi nhuận mà lại có chia cổ tức là sai về mặt logic (nếu không lợi nhuận thì không thể chia cổ tức). Sao chúng ta không chia làm 3 loại hình như thực tế nó vốn có: Lợi nhuận - phi lợi nhuận và có lợi nhuận một cách hợp lý.

Nhiều vấn đề “nóng”

Để có được quyền tự chủ cho cơ sở, theo TSKH Nguyễn Ngọc Trân, chúng ta cần  có hội đồng trường. Về bản chất, đây là HĐ quản trị, bản chất là tách rời rạch ròi giữa hai khái niệm sở hữu và quyền sử dụng. Ở Mỹ có thể có hàng trăm, ngàn người tham gia hội đồng trường để đại diện cho quyền lợi người học, bảo vệ quyền lợi tự chủ cho nhà trường. Không nên để hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng trường.

Về vấn đề quản lý chất lượng đào tạo - GS Võ Tòng Xuân chia sẻ: Kinh nghiệm ở các nước có nền giáo dục phát triển cho thấy nên thành lập đại học hoặc cao đẳng cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề, lao động phổ thông cho địa phương. Quản lý nhà nước của ta siết quá chặt về đầu vào của các đơn vị đào tạo nhưng lại thả lỏng đầu ra (đi ngược lại xu hướng chung của nhiều nước phát triển trên thế giới).

Nếu đổi hướng quản lý theo các nước, chất lượng giáo dục của ta sẽ thay đổi rõ rệt. Bộ cần giảm bớt các quản lý chi ly, vi mô vào việc thành lập trường. Cần kết hợp với các hội nghề nghiệp để đưa ra một chuẩn chung của quốc gia về chuẩn chung từng ngành nghề.

Ghi nhận, chỉnh lý và hoàn thiện

Nhìn nhận lại những ý kiến đóng góp tại hội nghị, bà Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch Quốc hội - đưa ra quan điểm: Quy trình xây dựng luật thực hiện đúng theo quy định. Nội dung dự thảo luật hiện cũng không tránh khỏi những mảng thiếu sót, chưa phủ hết nội dung... Những ý kiến của các chuyên gia là rất cần thiết và sẽ được xem xét, bổ sung để hoàn thiện luật.

Luật Giáo dục đại học sẽ được hoàn thành trong năm 2012.     Ảnh: giang huy
Luật Giáo dục đại học sẽ được hoàn thành trong năm 2012. Ảnh: giang huy

Ngoài những vấn đề đã đóng góp, phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đề nghị giới chuyên gia cần nghiên cứu và quan tâm góp ý thêm về chương về giảng viên, hội nhập phát triển quốc tế và một số vấn đề khác nữa cần phải hoàn thiện theo chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục. “Chúng tôi sẽ báo cáo trước Quốc hội mọi ý kiến của hội nghị hôm nay, sẽ cố gắng cao nhất để có thể đưa ra bộ luật này đúng theo yêu cầu. Luật sẽ được hoàn thành và ban hành trong năm 2012 này trên tinh thần cầu thị và từng bước hoàn thiện” - Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng kết luận.

Ở vị trí là người soạn thảo luật, GS-TS Bùi Văn Ga (Thứ trưởng Bộ GDĐT) cho rằng: Luật được xây dựng dựa trên nguyên tắc phải là luật riêng của nước  ta, không thể áp dụng luật của bất kỳ quốc gia nào dù ban soạn thảo luật cũng đã tham khảo luật của khoảng 20 quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới. GS-VS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm UB VHGDTNTNVNĐ của Quốc hội - kết luận: Sau hội nghị này, ban soạn thảo sẽ tiếp tục lấy ý kiến thêm một lần cuối (diễn ra vào ngày 9.2 tại Hà Nội). Qua đó, sẽ tiếp thu có chọn lọc,  chỉnh lý và hoàn thiện luật để đệ trình lên UB VHGDTNTNVNĐ theo đúng tiến độ.   

 

                                                                  Theo LaoDong

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sau khi nghỉ Tết Nguyên đán, học sinh các trường ở huyện Kim Bôi đến trường đầy đủ.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Internet)

Để thành công khi du học

Du học ở các nước tiên tiến là ước mơ của phần lớn học sinh - sinh viên. Trên thực tế, đây là bước khởi đầu của một chặng đường hết sức gian nan và nhiều thử thách nên nếu không chuẩn bị kỹ càng, nhiều người sẽ phải bỏ cuộc.

Trên 1.000 giáo viên, học sinh, CNVC-LĐ và nhiều trường học được tặng quà Tết

(HBĐT) - Nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngành GD &ĐT, Công đoàn ngành đã phối hợp với Sở GD &ĐT, Công đoàn GD tỉnh Hà Nam phát động quyên góp, ủng hộ cán bộ, giáo viên và học sinh vùng khó khăn tỉnh ta.

Sửa đổi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012: Giữa tháng 2 mới quyết

Nhiều trường đại học vừa công bố dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012. Theo thông tin mới nhất, hội nghị hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) sẽ được tổ chức vào ngày 14.2 này để quyết định những thay đổi trong kỳ tuyển sinh năm 2012.

Vĩnh biệt người thầy tài năng và đức độ Lê Trí Viễn

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Trí Viễn sinh ngày 10-3-1918, đã ra đi vào ngày 3-2-2012. Với hơn 70 năm gắn bó với ngành sư phạm, ông không chỉ là một người thầy của nhiều thế hệ nhà giáo Việt Nam, mà còn là một tác giả nghiên cứu văn học có uy tín.

Tuyển sinh ĐH-CĐ: Đến 2015 vẫn theo “3 chung”

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có cuộc trao đổi với Báo chí về những đổi mới của giáo dục đại học (GDĐH) trong năm 2012.

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải

Ngày 2/2, đồng loạt các trường THPT của 12 quận, huyện Thủ đô mới bước vào ngày đầu tiên thực hiện ca chiều học đến 19h. Khung giờ mới này khiến cho không ít học sinh uể oải, còn một số giáo viên thì chán nản bởi rát cổ giảng bài nhưng trò lại lơ là.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục