Trời tối mịt nhưng các phòng học của trường THPT Việt Đức đèn điện sáng trưng để thực hiện khung giờ học mới (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Trời tối mịt nhưng các phòng học của trường THPT Việt Đức đèn điện sáng trưng để thực hiện khung giờ học mới (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Ngày 2/2, đồng loạt các trường THPT của 12 quận, huyện Thủ đô mới bước vào ngày đầu tiên thực hiện ca chiều học đến 19h. Khung giờ mới này khiến cho không ít học sinh uể oải, còn một số giáo viên thì chán nản bởi rát cổ giảng bài nhưng trò lại lơ là.

Khác với những ngày trước đây, sau 17h50 toàn bộ khu vực trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) đã vắng vẻ  thì hôm nay thực hiện lịch học mới đèn điện sáng trưng. Trong trường, cả thầy Hiệu trưởng và cô Hiệu phó đều phải túc trực trước cổng để quản lý giám sát đồng thời chấn chỉnh các lớp cần phải thực hiện nghiêm túc quy định về khung giờ mà UBND thành phố Hà Nội ban hành.
 
Trò chuyện cùng Hiệu trưởng nhà trường, thầy Bình cho biết: “Ngày đầu thực hiện quy định mới nên cả Ban giám hiệu nhà trường phải túc trực để điều hành một cách nghiêm túc. Ngay cả cô Quỳnh (Hiệu phó Nhà trường-PV) có con học ở trường THCS cũng phải thuê xe ôm đến đón”.
 
18h30 phút, tiếp cận một vài lớp học của trường THPT Việt Đức mới thấy sự bất hợp lý trong khung giờ mới. Trong khi cô thì rát cổ giảng bài trên bảng thì ở phía dưới HS ở trạng thái muôn vẻ muôn màu. Có em thì trầm tư chống cằm nghe giảng nhưng mắt lại lim dim, có HS thì mệt mỏi nằm úp mặt trên bàn. Thậm chí có em có lôi cả bim bim, lương khô... đặt ngay trên bàn học để “lót dạ” chống đói.
 

18h30, trong khi cô thì rát cổ giảng bài thì ở dưới một số học sinh lại có vẻ lơ là... (Ảnh: Quang Phong)
 

...thậm chí có em còn ăn quà vặt ngay trong tiết học để chống đói (Ảnh: Quang Phong)
 
Gần 19h, học sinh bắt đầu nhốn nháo với tinh thần rời lớp học càng nhanh càng tốt. Dồn toàn sức lực để ùa xuống bậc cầu thang, có HS chạy ngay đến khu vực lấy xe để về nhà ngay, có em thì lại tấp vào quán rong để mua đồ ăn lót dạ.

"Trong những ngày đầu thế này, các trường chưa có thống kê số HS có cha mẹ làm trong ngành dịch vụ phải làm việc đến 19h, nhưng chắc là so với con số các bậc phụ huynh của trên 510 ngàn HS thì đây không phải là đa số"- Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội chia sẻ

Một em học sinh có tên là Dũng- lớp 12D2 bộc bạch: “Hôm nay mới ngày đầu thực hiện nhưng em đã cảm thấy mệt mỏi. Tất nhiên việc học muộn như thế này khiến khả năng tiếp thu bài giảng giảm đi. Trước mắt em cũng xác định là cố thực hiện để xem như thế nào đã”. Dũng cũng cho biết, nhà em cách trường khoảng 4 cây số, đi xe đạp về đến nhà cũng phải 20h. Em chưa biết tối nay mình sẽ nghỉ ngơi và bố trí học bài như thế nào.

Khác với trường THPT Việt Đức, học sinh THPT trường DL Lương Thế Vinh (cơ sở ở khu Mỹ Đình) tan lớp từ lúc 17h15 nhưng với tinh thần thực hiện nghiêm tức chỉ thị của Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Nội nên trường đành phải “giam” học sinh đến 19h mới mở cổng cho ra về. Với việc ở lại trường không phải học nên đủ thứ trò diễn ra. Lớp thì túm tụm lại “buôn dưa lê”, lớp thì kéo nhau xuống căng tin trường “đập phá”.
 
Nhiều HS lớp 11D2 của trường tâm sự: “Nhà bọn em ở Đông Anh, Sóc Sơn nên khi rời trường lúc 19h thì đến tận 20h30 may ra mới về đến nhà. Ăn uống, nghỉ ngơi đến 23h lại vào bàn học ôn bài đến 1h sáng. Ngủ thì chỉ được khoảng 4-5 tiếng thôi. Với khung giờ mới bọn em phải có mặt ở trường từ 13-14 tiếng mỗi ngày”.
 

Tan học từ lúc 17h15 nhưng vì đến 19h mới tan nên nhiều HS trường DL Lương Thế Vinh phải vào căng tin ăn mì gói chờ giờ về. (Ảnh: Nguyễn Hùng)
 
Sở dĩ học sinh trường Lương Thế Vinh phải tiêu hao 13-14 tiếng mỗi ngày cho việc học là do trường học 2 buổi/ngày chứ không phải là học hai ca như một số trường khác. Điều đặc biệt ở trường Lương Thế Vinh là từ điểm xe buýt đến trường khá xa nên sau khi tan trường các em lại phải đi bộ quãng đường gần 1km mới bắt được xe.
 

Tan trường lúc 19h, HS vội vã ra về. Nhà ở gần thì còn đi được xe đạp, ở xa lại phải kéo nhau đi bộ quãng dài đến các điểm xe buýt (Ảnh: Quang Phong)


 

Đó là nỗi khổ HS, còn giáo viên thì chỉ biết lắc đầu. Một số giáo viên của trường THPT Việt Đức vừa tan tiết 5 (kết thúc lúc 19h-PV) bước xuống phòng Hội đồng than thở với nhau: “Học trò của em chẳng chăm chú nghe giảng, đâu óc cứ để đi đâu ấy. Cứ thực hiện học kiểu này thì nguy to”.
 

Bất cập trong việc đổi giờ khiến giáo viên nản và bức xúc. (trong ảnh HS trường THPT Việt Đức tan lớp khi trời đã tối mịt- Ảnh Nguyễn Hùng)


 

Khó khăn hơn là cảnh một giáo viên của trường phải dạy tiết 5 nhưng lại có con nhỏ học tiểu học. Sau cuộc hành trình lặn lội đón con cô đành phải đưa “cục cưng” của mình quay trở lại trường để hoàn thành nốt công việc. Hậu quả là cu cậu đành phải ăn tạm và lôi bài tập ra làm để chờ mẹ...

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lãnh đạo các sở, ngành và cán bộ, giáo viên, häc sinh huyện Kỳ Sơn tham gia Tết trồng cây xuân Nhâm Thìn 2012.
Đúng 19g, học sinh tại Trường THPT Kim Liên (Đống Đa - Hà Nội) bắt đầu ra về.
Không có hình ảnh

Nỗ lực vượt khó của nữ sinh lớp 11 chỉ cao 1m

Bị di tật bẩm sinh từ khi vừa lọt lòng mẹ, giờ chỉ cao chưa đầy 1m nhưng cô bé người Chăm Hroi Ra Lan Luồn đã vượt qua nhiều mặc cảm, tự ty của bản thân để được đến trường học chữ, mang theo giấc mơ trở thành một kỹ sư tin học.

Sở GD&ĐT triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 2/2012

(HBĐT) - Sáng 1/2, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT tháng 1 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 2/2012. Tham gia giao có 13 điểm cầu, trong đó có các điểm cầu xa trung tâm như ở THPT Mường Chiềng, THPT Yên Hoà (Đà Bắc).

Tuyển sinh 2012: Thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển

Hôm nay 31/1 là ngày cuối cùng để các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ và TCCN phải gửi đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 và kết quả tuyển sinh 2011 về Bộ GD-ĐT.

Đưa đại học vào nề nếp

Đẩy mạnh giao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm nhưng kiểm soát chặt chất lượng là những bước đi tiếp theo mà Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện trong năm 2012.

Thông tin mới nhất về tuyển sinh đại học

Nhiều trường ĐH cho biết bắt đầu từ tháng 2 sẽ công bố thông tin tuyển sinh năm 2012. Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập mong chờ được tuyển khối A1 (toán, lý, ngoại ngữ) để thu hút thêm thí sinh.

“Căng” với thiết bị dạy học

Từ nay đến hết năm, khoảng 130 tỉ đồng sẽ được đầu tư cho việc thí điểm tự làm thiết bị dạy học của giáo dục mầm non và phổ thông trên cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục