Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2012 đội tuyển sinh học và lịch sử đã chiếm 5/6 giải nhì, 6/19 giải ba của doàn Hòa Bình.
(HBĐT) - Những ngày tháng 3 này, thầy, trò trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đang có những ngày vui và tự hào bởi đội tuyển học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2012 của tỉnh mà nóng cốt là nhà trường đã tiếp nối được thành tích đáng tự hào một thời: từng đứng thứ nhất bảng B và khi thi chung bảng toàn quốc vẫn lọt vào tốp các tỉnh, thành mạnh của cả nước.
Không chỉ với 39 giải, Hoà Bình còn có niềm vui và khá hồi hộp là có 2 em đoạt giải nhì môn sinh quốc gia đã lọt vào đội dự tuyển thi Ô-lim-píc quốc tế môn sinh học (em Vũ Anh Đức và em Nguyễn Đông). Đây là lần thứ 2, tỉnh ta có học sinh lọt vào vòng tuyển chọn của toàn quốc.
Không có thành tích vang dội như các đơn vị Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương... nhưng với số và chất lượng giải, tỉnh ta vẫn tiếp tục ở nhóm những tỉnh, thành có thành tích tốt về giáo dục mũi nhọn. Trong tổng số 39 giải có 6 giải nhì, 19 giải ba và 14 giải khuyến khích, có 8 học sinh người dân tộc đoạt giải. Nếu so về số lượng, thành tích có giảm (năm 2011 có 46 giải) nhưng đoàn Hoà Bình đã tăng thêm 1 giải nhì, 5 giải ba và giảm số giải khuyến khích so với năm trước. 100% các đội tuyển đều có học sinh đoạt giải. Trong 6 giải nhì ngoài 2 em đang trong đội dự tuyển Ô-lim-píc quốc tế môn sinh học còn có 4 cái tên cần được nhắc là: Tạ Quang Việt (dân tộc Mường, môn vật lý), Lương Thu Hằng (dân tộc Mường, môn sinh học), Nguyễn Đức Khánh (dân tộc Mường, môn lịch sử), Nguyễn Lan Phương (môn lịch sử). Cũng trong số các học sinh người dân tộc đoạt giải, có nhiều em đoạt giải cao với 3 giải nhì, 3 giải ba (Đỗ Sơn Tùng, môn hoá học, Bùi Thị Thanh Tâm, môn địa lý và Nguyễn Thuỳ Linh, môn lịch sử đều là học sinh dân tộc Mường) và 2 giải khuyến khích. Trong đội hình này, trường PT DTNT tỉnh có 1 học sinh đoạt giải khuyến khích môn địa lý. Nhận định về kỳ thi, thầy Hiệu trưởng, thạc sĩ Trần Quang Đức chia sẻ: Chúng tôi tự hào về thành tích này nếu nhìn tổng thể vào kết quả chung của 70 đơn vị trong toàn quốc, nhất là các tỉnh từng chung bảng B với Hoà Bình trước đây. Bên cạnh đó, chất lượng giải của đoàn Hoà Bình và chất lượng giải của các em học sinh dân tộc cũng tạo thêm niềm tin cho thầy, trò nhà trường, nhất là lần thứ 2, từ khi thi chung bảng, trường có 2 học sinh lọt vào vòng tuyển chọn thi Ô-lim-píc quốc tế (cách đây 2 năm, có 1 em dự tuyển môn toán). Bước vào kỳ thi năm 2012, lãnh trách nhiệm trước tỉnh, Sở GD&ĐT, nhà trường đã có sự chuẩn bị khá dài hơi và chủ động từ trước. Về đội ngũ lãnh đội các đội tuyển, bên cạnh những thầy, cô từng dày dạn kinh nghiệm, nhà trường đã đặt niềm tin vào nhiều thầy, cô giáo trẻ có trình độ, năng lực và khát vọng chiếm lĩnh những đỉnh cao của tri thức, của thành tích. Trong đó có các thầy, giáo như cô Nguyễn Thị Phương Thảo (môn lịch sử), thầy Kiều Vũ Mạnh (môn sinh học), từng là học sinh giỏi quốc gia, đỗ tốt nghiệp loại giỏi, Đại học Sư phạm I Hà Nội và lại trở về trường cũ làm công tác giảng dạy. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Phương (môn địa lý) cũng là một nhân tố mới. Ngoài ra, về mặt tư tưởng, các em học sinh và cả phụ huynh học sinh có thêm động lực tinh thần khi Bộ GD&ĐT quay trở lại với điều từng quy định: học sinh đoạt giải được tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng. Kết quả của kỳ thi đã cơ bản phản ánh được thực lực, nỗ lực, cố gắng của các thành viên. Trong số các đội tuyển, đội tuyển học sinh giỏi các môn sinh học (3 giải nhì, 2 giải ba, 1 giải khuyến khích), môn lịch sử (2 giải nhì, 4 giải ba), môn địa lý (4 giải ba, 2 giải khuyến khích) đã tiếp tục khẳng định được thế mạnh truyền thống bằng số lượng, chất lượng giải. Nhiều đội tuyển khác cũng tạo được sự khởi sắc, tạo niềm tin mới cho chặng đường tiếp theo như môn vật lý (1 giải nhì, 3 giải ba). Nhiều điểm sáng khác cũng cần được ghi nhận như giải ba môn tin học, hoá học…Nói về thành tích của đội tuyển môn sinh học, thầy Kiều Vũ Mạnh cho rằng, chính vì thường xuyên được cập nhật thường xuyên thông tin, liên tục tìm hiểu kiến thức mới (qua đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh, qua công nghệ thông tin), chúng tôi đã có các bước chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Ngay khi sau vòng tỉnh, chúng tôi đã rèn cho các em khả năng tư duy trước một vấn đề đặt ra, cách trình bày để bài thi vừa khoa học, hợp lý và đạt được điểm cao nhất. Mức độ thành công từng môn khác nhau, những đều có chung một điểm đến: các đội tuyển Hoà Bình tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2012 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên vẫn có điều cần nhìn nhận thấu đáo hơn về kết quả kỳ thi này. Việc một số đội tuyển có kết quả có thành tích thấp hơn thực lực cũng là điều cần được phân tích kỹ. Mặt khác, kết quả kỳ thi năm 2012 cũng gợi lên một khoảng trống cần được xem xét: từ khi thi ở bảng A, tỉnh ta chưa có giải nhất học sinh giỏi quốc gia (điều mà ở bảng B, tỉnh ta từng đạt được). Điều trăn trở này cũng được thầy giáo Trần Quang Đức, Hiệu trưởng bộc bạch: Các đội tuyển rất cần có sự đột biến về chất lượng giải, nhất là giải nhất bảng A và có thành viên tham dự Ô-lim-píc quốc tế. Điều này, cần có sự “gặp gỡ” của những cá nhân xuất sắc nhất (thầy và trò), kèm các điều kiện cần có của một môi trường giáo dục chuyên biệt. Trong niềm vui về kết quả của ngày hôm nay, thầy Kiều Vũ Mạnh đã nghĩ đến chặng đường phía trước đang chờ đón: với các môn như sinh học, vật lý, hoá học, việc thực hành tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia đã được Bộ GD&ĐT tính đến. Vì thế, ngay từ bây giờ, học sinh trường chuyên phải có kỹ năng thực hành tốt để sẵn sàng cho các kỳ thi tiếp theo. Trong khi điều kiện của nhà trường còn gặp không ít khó khăn(nhất là các phòng thí nghiệm hiện có, chưa được hoàn chỉnh), vì thế việc đầu tư cho nhà trường hơn nữa vẫn là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.
Văn Tưởng
(HBĐT) - Đó là cái tên thân thương mà bà con dân tộc Tày, Mường, Dao ở xã Tu Lý (Đà Bắc) đặt cho cô giáo Hà Thị An. Năm 1995 tốt nghiệp trường trung cấp sư phạm Hoà Bình, cô xin lên dạy học ở các xã vùng cao. Từ năm học 2005 - 2006 đến nay, cô được điều động làm thường trực Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã Tu Lý.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận sẽ có buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vào 9 giờ sáng mai, ngày 7/3/2012.
Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn cũng như vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
HBĐT) - Ngày 5/3, Sở GD & ĐT tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá kết quả công tác tháng 2 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 3.
(HBĐT) - Ngày 5/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến tập huấn cán bộ Đoàn. Tham dự hội nghị, tại đầu cầu Hòa Bình có đại diện Thường trực Tỉnh Đoàn, lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn Tỉnh Đoàn và các cơ sở Đoàn trực thuộc.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi theo hệ thống của các sở sẽ bắt đầu từ ngày 15/3 và kết thúc vào 17 giờ ngày 16/4/2012.