Từ các lớp học tập cộng đồng, bà con xã Tu Lý (Đà Bắc) xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp.

Từ các lớp học tập cộng đồng, bà con xã Tu Lý (Đà Bắc) xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp.

(HBĐT) - Đó là cái tên thân thương mà bà con dân tộc Tày, Mường, Dao ở xã Tu Lý (Đà Bắc) đặt cho cô giáo Hà Thị An. Năm 1995 tốt nghiệp trường trung cấp sư phạm Hoà Bình, cô xin lên dạy học ở các xã vùng cao. Từ năm học 2005 - 2006 đến nay, cô được điều động làm thường trực Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã Tu Lý.

 

Tuy không trực tiếp dạy chữ cho các em học sinh nhưng ở cương vị mới, hàng ngày, cô phải đi xuống các xóm, các CLB để thu thập thông tin, nhu cầu học tập của người dân, linh hoạt trong khi tiếp cận đối tượng, ngoài các hình thức khảo sát như dùng phiếu (bảng hỏi), họp xóm, quan sát.. Cô không ngại ngần, vất vả lặn lội đi bộ hàng chục cây số đến từng xóm, từng nhà dân tộc Dao ở xóm Tày Măng, Mít,  Kẻ... để phỏng vấn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thuyết phục bà con đến lớp học, đến TTHTCĐ để nghiên cứu sách, báo hay đưa ra chính kiến của mình trong các vấn đề cần quan tâm mà trước đây họ không có cơ hội trình bày.

Là người nắm sâu sắc về tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội của địa bàn và mục đích của TTHTCĐ, cô An xây dựng các nội quy, quy chế quản lý, kế hoạch hoạt động, huy động nguồn lực của từng tiểu ban để Ban giám đốc điều hành hoạt động. Cô trực tiếp giảng dạy các chuyên đề trong khả năng của mình như phương pháp dạy học người lớn cho đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên; phương pháp tổ chức điều hành, sinh hoạt nhóm, CLB; phương pháp gây dựng tài sản cho người nghèo; đến từng xóm dạy xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ... Để duy trì thực hiện các hoạt động của TTHTCĐ, cô đề xuất với UBND xã và trực tiếp đến các ban, ngành chuyên môn huyện đề nghị tạo kinh phí, hỗ trợ giảng viên, tài liệu... đến nay sau 7 năm thành lập TTHTCĐ xã Tu Lý đã có 167 chuyên đề được thực hiện, 5.694 lượt người tham gia và duy trì bền vững 4 lớp giáo dục phát triển cộng đồng, cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy cho  các học viên. ở Trung tâm, cô quản lý thư viện, tủ sách cộng đồng với hơn 1.000 đầu sách các loại như KH -KT, pháp luật, văn hoá các dân tộc, báo chí cập nhật hàng ngày, đáp ứng nhu cầu đọc của cán bộ, nhân dân trong xã, hàng năm có hàng trăm lượt người đến đọc. Trung tâm HTCĐ thực sự là cầu nối giữa người dân với các ban, ngành của xã, huyện. Ngoài thời gian  xuống cơ sở, cô tự tìm hiểu qua sách, báo, trau dồi kiến thức để tư vấn cho hàng trăm lượt người ở các xóm về đường lối, pháp luật, giáo dục học sinh, thông tin về phát triển kinh tế gia đình... Chính vì thế hiện nay ở Tu Lý đã hình thành các nhóm phát triển kinh tế như: chăn nuôi lợn thịt, trồng ngô lai, trồng rau an toàn, trang trại chăn nuôi liên kết với trồng keo, luồng... Từ khi có trung tâm HTCĐ, nhiều hộ đã có thu nhập từ 30 - 50 triệu đồng / năm trở lên.  

Nhận xét về cô Hà Thị An, ông Đinh Vinh Khuyến, Chủ tịch UBND xã cho biết: Cô An là tấm gương sáng trong hoạt động HTCĐ của xã, đã giúp cho hàng chục người từ chỗ không biết chữ đã biết đọc, biết viết, làm cho hàng trăm hộ dân tộc thiểu số tin tưởng vào chất lượng hoạt động của TTHTCĐ và thực sự là trường học lớn của mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ, là sân chơi bổ ích mà người dân có điều kiện giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, cùng giúp nhau thực hiện nếp sống văn hoá, phát triển kinh tế gia đình. Năm nào cô cũng được các cấp chính quyền và Sở GD &ĐT tuyên dương vì đã có công lao đóng góp trong công tác xây dựng xã hội học tập. Bà con Tu Lý gọi cô là cô giáo của làng đấy.

 

                                                                        Việt Lâm

 

 

 

 

Các tin khác

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận. (Ảnh: Internet)
Không có hình ảnh
Toàn cảnh hội nghị.
Không có hình ảnh

Bắt đầu thu hồ sơ tuyển sinh đại học từ ngày 15/3

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi theo hệ thống của các sở sẽ bắt đầu từ ngày 15/3 và kết thúc vào 17 giờ ngày 16/4/2012.

Chậm nhất đến ngày 30-11, kết thúc xét tuyển thi ĐH, CĐ

Theo quy định của Bộ GD-ĐT về điểm sàn xét tuyển, căn cứ kết quả thi của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của từng khối thi, Bộ sẽ công bố điểm sàn hệ ĐH, hệ CĐ đối với từng khối thi A, A1, B, C, D. Điểm trúng tuyển chưa nhân hệ số của các trường không được thấp hơn điểm sàn. Thí sinh có kết quả thi thấp hơn điểm sàn không được xét tuyển vào các trường sử dụng kết quả thi theo đề chung.

Sĩ tử rối vì “loạn” cẩm nang tuyển sinh

Mùa thi ĐH năm nay, việc Bộ GD-ĐT không phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh” khiến không ít thí sinh lo lắng, hoang mang khi hàng loạt cẩm nang tuyển sinh xuất hiện trên thị trường mà thí sinh không biết đâu là tài liệu đáng tin.

Dạy học bằng... “game”

“Game” không chỉ để chơi mà còn ứng dụng vào việc giảng dạy và mang lại những tác dụng tích cực ngoài mong đợi.

Đại hội giáo dục huyện Cao Phong lần thứ 3, nhiệm kỳ 2012 - 2016

(HBĐT) - Ngày 2/3, Hội đồng giáo dục (HĐGD) huyện Cao Phong đã tổ chức Đại hội giáo dục lần thứ 3, nhiệm kỳ 2012 – 2016.

“Loạn” cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh 2012

Năm nay, việc Bộ GD-ĐT không phát hành cuốn “Những điều cần về biết tuyển sinh” đã làm nảy sinh nhiều bất cập. Nhiều đơn vị nhân cơ hội này tổ chức in ấn, quảng cáo phát hành bán cuốn sách này rầm rộ về nhiều địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục