Tốc độ phát triển quá nóng của các trường ĐH làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo. Ảnh: Kỳ Anh

Tốc độ phát triển quá nóng của các trường ĐH làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo. Ảnh: Kỳ Anh

Thời gian vừa qua, trường đại học phát triển ồ ạt, chất lượng đào tạo thấp, dư luận lên tiếng rất nhiều. Để nâng cao chất lượng đại học cần phải có nhiều biện pháp và thời gian thực hiện phù hợp. GS.TSKH Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý như sau:

 

Trước hết cần phân loại các nhóm trường đại học trọng điểm, lâu năm và nhóm các trường mới thành lập. Các trường đại học trọng điểm hoặc lâu năm, có thời gian để xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ thì yêu cầu về tiêu chuẩn phải cao hơn so với các trường mới thành lập. Các trường không đủ năng lực để tồn tại sẽ phải phá sản, đó là quy luật. Tuy nhiên, cần có thời gian để thử thách, không nên vừa cho thành lập rồi đưa ra điều kiện ép phải phá sản.

Thứ hai, bộ nên tập trung kiểm soát các trường đào tạo quá nhiều, có những trường trên 100.000 sinh viên, mở chi nhánh khắp nơi. Phải xem họ đào tạo theo cách nào. Theo tôi, với số lượng sinh viên đông như vậy thì chỉ có đào tạo theo phương thức giáo dục mở và từ xa, mà muốn đào tạo theo phương thức này có chất lượng phải dùng công cụ tiêu chuẩn hóa nghiêm túc.

Để xây dựng các công cụ như vậy cần có nguồn lực, cần dựa vào công nghệ, cần có đầu tư ban đầu đủ lớn. Các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc đều làm như vậy. Ở nước ta, 2 đại học mở được thành lập nhưng không được đầu tư, Nhà nước thả nổi để cho các trường đại học khác đào tạo số lượng quá đông sinh viên mà không có biện pháp kiểm soát chất lượng. Một số trường đại học lợi dụng tâm lý muốn có bằng đại học của dân chúng và biến mình thành các “cỗ máy sản xuất bằng” nhằm thu được lợi nhuận. Chất lượng giáo dục là một khái niệm rất khó xác định, người học lại không đủ trình độ và thông tin để đánh giá, do đó bảo vệ người học phải là trách nhiệm của Nhà nước.

Thứ ba, đào tạo giảng viên đại học cần phải có thời gian và có giải pháp. Chúng ta từng đưa ra các chương trình phát triển đội ngũ giảng viên nhưng các kế hoạch đặt ra đều bị phá sản. Có một thực tế là đa số sinh viên giỏi không chịu ở lại trường làm công tác giảng dạy vì lương thấp. Nhà nước cần có giải pháp tổng thể  để tăng chi phí đơn vị (chi phí cho một sinh viên trong một năm) cỡ 300USD hiện nay lên gấp 3 - 4 lần   thì mới mong đảm bảo chất lượng đào tạo. Không có lộ trình cho việc này mà cứ nêu những chỉ tiêu về chất lượng cao của đội ngũ giảng viên là duy ý chí. 

 

                                                       Theo LaoDong

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2012 đội tuyển sinh học và lịch sử đã chiếm 5/6 giải nhì, 6/19 giải ba của doàn Hòa Bình.
Ông Phạm Vũ Luận - Ảnh: Việt Dũng

Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục dự thi ĐH, CĐ 2012

Ngày 15/3, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ ĐKDT ĐH,CĐ 2012, để tránh những sai sót đáng tiếc, trong Quy chế tuyển sinh 2012, Bộ GD-ĐT đã quy định rất rõ về thủ tục và hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, chuyển nhận giấy báo thi, thí sinh cần lưu ý.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn: Từ học sinh nghèo hiếu học trở thành nữ doanh nhân thành đạt

Không chỉ là doanh nhân thành đạt trên nhiều lĩnh vực, chị còn là Tiến sỹ Viện Hàn lâm khoa học Nga, thông thạo 5 ngoại ngữ Anh, Trung, Nhật, Hàn, Nga nhưng ít ai biết rằng chị xuất thân từ một gia đình nghèo hiếu học.

3.774 lao động nông thôn được đào tạo nghề

(HBĐT) - Sáng 6/ 3, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh.

Cô giáo không lớp

(HBĐT) - Đó là cái tên thân thương mà bà con dân tộc Tày, Mường, Dao ở xã Tu Lý (Đà Bắc) đặt cho cô giáo Hà Thị An. Năm 1995 tốt nghiệp trường trung cấp sư phạm Hoà Bình, cô xin lên dạy học ở các xã vùng cao. Từ năm học 2005 - 2006 đến nay, cô được điều động làm thường trực Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã Tu Lý.

Bộ trưởng Giáo dục "đăng đàn" đối thoại trực tuyến

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận sẽ có buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vào 9 giờ sáng mai, ngày 7/3/2012.

Tạo cơ hội học tập cho học sinh vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn cũng như vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục