Hoàng tại điểm hẹn với PV (ảnh 1) và đưa ra một bằng giả giống y thật cho PV xem (ảnh 2).
Không chỉ ở Đồng Nai, Bình Dương nạn làm bằng giả mới công khai và rầm rộ (Báo Thanh Niên đã nhiều lần phản ánh và mới đây cơ quan chức năng vào cuộc truy quét), mà ngay tại TP.HCM, tệ nạn này cũng không kém phần sôi động.
Muốn bằng nào cũng có!
Từ số điện thoại do người quen cung cấp, chúng tôi liên lạc với một đầu mối làm bằng giả ở Hà Nội. Người này hỏi chúng tôi ở tỉnh nào để giới thiệu đồng nghiệp tiếp nhận đơn đặt hàng; không hạn chế số lượng và loại bằng cấp “kể cả bằng của ngành công an”. Biết chúng tôi ở TP.HCM, người này cho số điện thoại (016525935xx), nói của Nguyễn Minh Hoàng.
Liên lạc với Hoàng, biết chúng tôi muốn đặt làm bằng B tiếng Anh, anh ta tỏ ra không mấy “mặn mà”, khuyên nên thuê sinh viên đi thi giùm. Khi chúng tôi nói cần nộp gấp bằng tiếng Anh cho trường để đủ điều kiện tốt nghiệp, giá bao nhiêu cũng được, thì Hoàng ra giá 2,5 triệu đồng. Rồi Hoàng tiếp thị thêm: “Nói chung là giấy tờ ĐH, CĐ, TC bên bọn anh làm nhiều. Một cái TC cả bảng điểm, cả công chứng luôn là 5 triệu, bằng ĐH thì 8 triệu”. Chúng tôi thử đề nghị làm bằng giả cho đứa em đang theo học một trường ĐH ở Đà Nẵng, Hoàng lập tức nhận lời ngay vì: “Ở đó anh có “vệ tinh”. Em muốn làm bất cứ bằng gì, ở tỉnh, thành nào cứ cho thông tin là anh làm được ngay”.
Chúng tôi thử liên lạc với một đường dây khác thông qua “chợ trên mạng” và dễ dàng tiếp cận đường dây cung cấp bằng giả do một phụ nữ tên Thiên điều hành. Thông tin về đường dây của Thiên được quảng bá trên khắp các diễn đàn rao bán bằng giả. Nghe chúng tôi cần làm một bằng ĐH của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Thiên hô giá: “Trường nhân văn lấy giá 10 triệu nha em!”. Chúng tôi yêu cầu cho xem bằng mẫu trước khi “đặt hàng” thì Thiên cương quyết từ chối vì: “Nguyên tắc của tụi chị là khi nào làm xong, cho xem trực tiếp. Nếu không giống không lấy tiền. Em có thiện chí làm thì chuẩn bị cho chị 2 tấm hình 3x4 cm và giấy CMND chị ra lấy thông tin về làm ngay”.
Sau đó, Thiên cho một nhân viên tên Hòa liên lạc với chúng tôi để lấy thông tin. Qua điện thoại, Hòa cho biết: "Chị Thiên điều hành hoạt động cung cấp bằng giả tại nhiều tỉnh, thành; dưới trướng của chị có ít nhất 30 nhân viên có mặt trên toàn quốc. Đường dây này lớn lắm, thuộc hàng “top” ở thành phố, hoạt động 5 năm nay, đã cung cấp hàng ngàn cái bằng rồi đó”.
“Tụi em mua phôi của Bộ Giáo dục”
Sau nhiều lần liên lạc qua điện thoại, một buổi chiều cuối tháng 2, Nguyễn Minh Hoàng thu xếp gặp mặt khách “đặt hàng”. Hoàng xuất hiện ở nơi hẹn với chiếc cặp táp màu đen trên tay, thân hình ốm nhách, gương mặt non choẹt. Sau khi thương lượng, chúng tôi đồng ý làm 3 bằng giả (gồm 2 bằng tiếng Anh và 1 bằng tin học) với giá 2,5 triệu đồng/bằng, nhưng Hoàng chẳng mấy vui vẻ vì “tiền hoa hồng chẳng được bao nhiêu”. Đến khi chúng tôi đặt vấn đề có thể cần bằng giả ĐH hệ chính quy, lập tức mắt Hoàng sáng lên và ăn nói rôm rả; miệng luôn quảng bá về sản phẩm và uy tín của “lò” mình. Để tạo thêm niềm tin, Hoàng liếc ngang liếc dọc rồi rút một mẫu bằng giả của một trường thủy lợi ở phía bắc, có đóng dấu tròn đỏ tươi, chữ ký của hiệu trưởng hẳn hoi, đưa chúng tôi xem, rồi lại bỏ ngay vào túi xách như sợ ai đó phát hiện… Hoàng hô giá 8 triệu đồng/bằng ĐH, không bớt một xu; “bao” công chứng mới lấy tiền. “Đảm bảo máy móc hiện đại nên in ấn rất rõ nét. Tụi em phải mua phôi, tem của Bộ Giáo dục, làm giống như thật, không dễ gì phát hiện ra được!”, Hoàng nói.
Làm xong 2 bằng tiếng Anh và 1 bằng tin học (giá 2,5 triệu đồng/bằng), Hoàng đã liên tục gọi điện hẹn chúng tôi giao hàng. Khi chúng tôi đến, Hoàng đưa 3 bằng giả ra... nhưng chúng tôi viện lý do ảnh trên bằng giả không đạt, dễ bị phát hiện nên yêu cầu sửa lại mới nhận, giao tiền và Hoàng chấp nhận yêu cầu, hẹn 4 - 5 ngày sau sửa xong sẽ giao...
Trở lại với đường dây của Thiên, sau khi thống nhất giá 10 triệu đồng/bằng ĐH, khoảng 15 giờ ngày 13.2, Thiên điều Hòa đến gặp chúng tôi. Vừa ngồi xuống ghế, Hòa quăng gói thuốc và hộp quẹt xuống bàn, gác chân lên đùi, vừa phì khói thuốc vừa nói chuyện: “Bọn em đã chọn nghề này thì chẳng tiếc gì đến thân xác. Hôm qua, thằng kia bắt em chạy hàng chục km nhưng cuối cùng không chịu lấy bằng. Em muốn hẹn nó ra cầu Nguyễn Văn Cừ (Q.5) đánh cho nó một trận”. Theo Hòa, làm khâu giao nhận bằng là thường đối mặt với nguy hiểm vì dễ bị công an bắt… nên được chủ “lò” chiếu cố, dành nhiều ưu ái. “Cho nên khi bị công an bắt đánh ói cơm cũng không khai ra chủ “lò”. Thỏa thuận giữa nhân viên và chủ “lò” là: Nhân viên cứ đứng ra nhận tội, rồi chủ “lò” sẽ chăm sóc gia đình. Thậm chí, chủ “lò” sẽ đưa tiền cho gia đình “lo” cho nhân viên đến ngày được thả ra”, Hòa tiết lộ.
|
Công khai rao bán Vào trang web google.com.vn gõ cụm từ “nhận làm bằng giả”, chúng tôi nhận được 5,5 triệu kết quả chỉ trong 0,2 giây. Các rao vặt bán bằng giả tràn ngập các website: |
Theo Thanhnien
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách các ngành học được tuyển thẳng học sinh giỏi đoạt giải quốc gia.
Quy định tuyển thẳng và cơ hội trúng tuyển là những vấn đề được nhiều học sinh (HS) quan tâm trong chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên diễn ra tại TP.Thanh Hóa vào sáng qua 11.3.
Những câu hỏi thú vị: “Yêu và học có thể “chung sống hòa bình” không?”, “Mất phương hướng thì làm thế nào?” hay cùng hô to “Tôi có thể” để động viên nhau trước kỳ thi... là những điều bất ngờ trong ngày hội 11-3.
Thầy Lê Xuân Tuấn ra đề: A = - 7 - 5 + 12 - 3. Hỏi A bằng mấy? Ba HS gồm Hồ Thị Bô, Hồ Thị Ơn và Hồ Thị Non được gọi lên bảng. Năm phút trôi qua, lời giải A là bao nhiêu vẫn không có.
Trước những ý kiến trái chiều về tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh áp dụng năm 2012 theo thông tư 57 của Bộ GDĐT, các lãnh đạo của Bộ GDĐT đều bày bỏ thái độ “quyết tâm phải làm”. Tuy nhiên, “cửa” không hẳn đã đóng với những trường dù chưa đạt nhưng đã có cho mình một kế hoạch phát triển.
(HBĐT) - Ngày 9/3, tại hội trường Huyện uỷ Lạc Sơn, HĐGD huyện Lạc Sơn đã tổ chức Đại hội Giáo dục huyện lần thứ IV, nhiệm kỳ 2012 - 2016.