Thành phố là đơn vị đầu tiên của tỉnh và toàn quốc đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi. Ảnh: Giờ học múa của lớp mầm non thuộc Nhà thiếu nhi tỉnh.
(HBĐT) - Quán triệt sâu sắc NQ 90 và QĐ 124 của Chính phủ về phương hướng, chủ trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và việc thành lập HĐGD các cấp, HĐGD TP Hòa Bình đã được kiện toàn, tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 3 (2007-2011). HĐGD đã xây dựng quy chế, tổ chức hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chủ động nắm tình hình về giáo dục thuộc phạm vi phụ trách, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp.
HĐGD đã tham mưu giúp Thành ủy, HĐND, UBND xây dựng, quy hoạch các đề án, kế hoạch phát triển giáo dục trong từng giai đoạn và chiến lược phát triển đến năm 2020; tổ chức Đại hội khuyến học, phát động CVĐ “Xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, tổ dân phố khuyến học và xã, phường khuyến học”. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục, đẩy mạnh XHH giáo dục, khuyến khích các thành phần kinh tế, những người tâm huyết đầu tư xây dựng CSVC. Huy động sự quan tâm, ủng hộ của các đoàn thể, phòng, ban chức năng. Động viên các bậc phụ huynh, dòng họ, thôn, xóm có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của con em, tạo điều kiện để trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược giáo dục giai đoạn 2001-2010 là “Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi trình độ, lứa tuổi, mọi nơi đều có thể học tập suốt đời”, thành phố Hòa Bình đã coi việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo là mục tiêu quan trọng của công tác XHH giáo dục. Với phương châm “mọi người, mọi nhà tham gia vào công tác giáo dục”, các loại hình trường bán công, tư thục, dân lập tiếp tục phát triển. Ban đại diện cha mẹ học sinh và các phòng, ban, đoàn thể của thành phố với chức năng nhiệm vụ của mình đã chỉ đạo cơ sở và phối hợp với ngành GD&ĐT đầu tư CSVC, giáo dục học sinh bằng nhiều biện pháp, tạo nên sức manh tổng hợp cho sự phát triển giáo dục của thành phố. Toàn thành phố hiện có 56 trường, trong đó 21 trường mầm non và 2 điểm trường (2 trường tư thục), 18 trường tiểu học, 17 trường THCS; 100% phường, xã có trung tâm HTCĐ. CSVC các trường được đầu tư ngày càng khang trang. 5 năm qua đã xây mới 138 phòng học, cải tạo sửa chữa nhà lớp học, xây nhà hiệu bộ, cảnh quan, mở rộng diện tích 11 trường mầm non với kinh phí trên 146 tỉ đồng. Trong đó, đóng góp của nhân dân và các tổ chức, cá nhân khoảng 8 tỉ đồng. Đến nay, 100% các trường có đủ phòng học (86,5% phòng kiên cố), 23 trường có phòng máy tính, 20 trường có phòng học bộ môn, 27 trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 14 trường so với năm 2007). Đội ngũ giáo viên ngày càng được tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, nâng cao trình độ trên chuẩn. Năm 2007, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó 40,2% vượt chuẩn, đến năm 2011 tỷ lệ này tăng lên 58,4%. Công tác tuyên dương giáo viên, học sinh giỏi được quan tâm đã động viên, khích lệ phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.
Từ những giải pháp tích cực và sự tham gia có trách nhiệm, hiệu quả của tất cả cả các đơn vị, cá nhân, GD&ĐT của thành phố đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, khẳng định vị trí dẫn đầu toàn tỉnh. Các trường dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng; tập trung giáo dục đạo đức và rèn kỹ năng sống cho học sinh. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, quan tâm, giúp đỡ học sinh yếu, tăng cường giáo viên giỏi cho các trường vùng khó khăn. Số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%. Thành phố được công nhận đạt chuẩn PCGD đúng độ tuổi và PCGD THCS; năm 2011 là đơn vị đầu tiên của tỉnh và toàn quốc đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi. Số thanh niên 15 – 18 tuổi tốt nghiệp THCS học lên THPT, THCN, nghề đạt 97%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,7%; tỉ lệ thi đỗ ĐH, CĐ đạt từ 74 – 80%, riêng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đạt 95,6%. Từ năm 2007 đến nay, thành phố có 1.537 học sinh giỏi cấp tỉnh ở bậc tiểu học, THCS; ở cấp THPT có 205 học sinh giỏi quốc gia.
Cẩm Lệ
Trước những ý kiến trái chiều về tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh áp dụng năm 2012 theo thông tư 57 của Bộ GDĐT, các lãnh đạo của Bộ GDĐT đều bày bỏ thái độ “quyết tâm phải làm”. Tuy nhiên, “cửa” không hẳn đã đóng với những trường dù chưa đạt nhưng đã có cho mình một kế hoạch phát triển.
(HBĐT) - Ngày 9/3, tại hội trường Huyện uỷ Lạc Sơn, HĐGD huyện Lạc Sơn đã tổ chức Đại hội Giáo dục huyện lần thứ IV, nhiệm kỳ 2012 - 2016.
(HBĐT) - Là một trong những đơn vị đi đầu trong thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010, huyện Cao Phong đã tạo được sức bật mới cho sự phát triển về KT -XH, giữ ổn định về an ninh, chính trị. Thực hiện CCHC bằng nhiều nội dung nhưng huyện đã tập trung mạnh nhất vào xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH.
Thời gian vừa qua, trường đại học phát triển ồ ạt, chất lượng đào tạo thấp, dư luận lên tiếng rất nhiều. Để nâng cao chất lượng đại học cần phải có nhiều biện pháp và thời gian thực hiện phù hợp. GS.TSKH Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý như sau:
Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT (có hiệu lực từ ngày 20-4). Quy chế nêu rõ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 sẽ bỏ chấm chéo, đồng thời khâu chấm thi, ghép điểm và xét tốt nghiệp sẽ được rút ngắn. Giám đốc các sở GD-ĐT địa phương chịu trách nhiệm từ khâu tổ chức thi đến chấm thi. Giám đốc Sở GD-ĐT ra quyết định thành lập các hội đồng coi thi để thực hiện toàn bộ công việc chuẩn bị và tổ chức coi thi tại đơn vị; ra quyết định thành lập hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT.
“Khi xưa trong lịch sử, văn chương rất được coi trọng và dường như nó là tiêu chí để đánh giá người tài thì nay nó cũng xứng đáng được coi trọng…”, Chu Minh Anh Thơ - giải Nhất môn Văn lớp 12 kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc chia sẻ.