Trước những ý kiến trái chiều về tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh áp dụng năm 2012 theo thông tư 57 của Bộ GDĐT, các lãnh đạo của Bộ GDĐT đều bày bỏ thái độ “quyết tâm phải làm”. Tuy nhiên, “cửa” không hẳn đã đóng với những trường dù chưa đạt nhưng đã có cho mình một kế hoạch phát triển.

 

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cho rằng: Các mục tiêu về số lượng sinh viên/một vạn dân không gây sức ép về tăng trưởng số lượng sinh viên. Việc tăng số lượng phải trên cơ sở đảm bảo chất lượng. Ông Luận thẳng thắn: “Trong 10 năm liên tục, chỉ tiêu tăng trưởng hai con số là rất “nóng”. Chúng ta có nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội, vì vậy phải làm việc nghiêm túc.

Việc một vài địa phương tuyên bố không tuyển sinh sinh viên tốt nghiệp trường ngoài công lập, hệ không chính quy, bộ đã có quan điểm, thái độ về mặt luật, nhưng chúng ta là người cung cấp nguồn nhân lực, phải nghiêm túc đón nhận lời cảnh báo này. Đó là một bài học nhắc nhở các trường phải nâng cao chất lượng đào tạo”. Trước các ý kiến trái chiều hay đề nghị có “tiêu chí phụ” trong tuyển sinh, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cương quyết: “Việc xác định chỉ tiêu theo tiêu chí là không thể khác được.

Giảng viên đại học có trình độ rất quan trọng, nhưng thu nhập của họ vẫn còn rất thấp.     Ảnh: Kỳ anh
Giảng viên đại học có trình độ rất quan trọng, nhưng thu nhập của họ vẫn còn rất thấp. Ảnh: Kỳ anh

Thầy giáo là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo. Phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện là yếu tố đảm bảo quan trọng. Dù rất khuyến khích việc các trường mời giáo viên thỉnh giảng, mời lãnh đạo các doanh nghiệp... đến tham gia giảng dạy nhưng không thể để tình trạng bộ môn chỉ có một giảng viên cơ hữu như chúng tôi đã từng kiểm tra”. Theo ông Luận, tiêu chí bộ đưa ra là còn chưa tính đến chỉ tiêu của hệ không chính quy. Nếu chi ly đầy đủ thì tiêu chí còn phải khắt khe hơn nữa.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết: Thông tư 57 quy định, nếu có gian lận trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thì tùy theo mức độ sẽ bị đình chỉ tuyển sinh một số ngành hoặc đình chỉ tuyển sinh cả trường trong năm đó, đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành. Khi nào phát hiện sai phạm thì sẽ xử lý, dù sai phạm xảy ra vào thời điểm nào. Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012 vừa ban hành đã bổ sung chế tài xử lý cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với hiệu trưởng hoặc chủ tịch hội đồng tuyển sinh và những người khác liên quan nếu xác định sai chỉ tiêu tuyển sinh so với quy định và tuyển sinh vượt chỉ tiêu.

Tuy nhiên, Bộ GDĐT cũng vẫn “mở đường” cho “những trường hợp đặc biệt” - tức là chưa đảm bảo tiêu chí xác định chỉ tiêu so với số lượng chỉ tiêu muốn tuyển sinh năm 2012. Theo ông Ga, với những trường hợp thuộc diện này cơ sở đào tạo cần nêu những biện pháp khắc phục và đề xuất các phương án đảm bảo chất lượng đào tạo trong tuyển sinh năm 2012 và những năm tiếp theo. Bộ GDĐT xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể.1

Nhà văn Nguyên Ngọc - Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Phan Châu Trinh, Quảng Nam:
Trường ngoài công lập cũng là một phần của giáo dục quốc dân

Cần phải thống nhất một quan niệm rằng, ĐH ngoài Công lập (CL) phải được coi là một hợp phần của nền giáo dục quốc dân, chứ không phải là nơi để buôn bán, làm ăn và Nhà nước thì đóng vai trò canh gác. Nghị quyết của Đảng đã xác định, thành phần này sẽ đảm bảo 40% công việc đào tạo cấp đại học, như vậy nó chiếm một nửa của nền giáo dục (GD) này. Trong khi CL thì được lo đủ thứ, thì ngoài CL lại để sống sao thì sống. Nhà nước cần phải hỗ trợ, tạo điều kiện cho nó phát triển, chứ không phải thấy có biểu hiện chưa ổn là tính chuyện kỷ luật hay thậm chí đóng cửa.

Có hai vấn đề cần làm hiện nay, đó là đất đai và giáo viên. Trường tư là người dân gánh một phần trách nhiệm GD với Nhà nước. Trước đây có chủ trương “giao đất sạch” cho hoạt động GD, địa phương lo vấn đề này, nhưng phần lớn đều chờ trung ương có rót tiền về mới làm, nên trong thực tế không có bao giờ. Cho nên các trường ĐH ngoài CL hết sức vất vả trong vấn đề mặt bằng. Nhiều trường phải xoay xở đủ cách, thuê chỗ này, chỗ kia để bảo đảm mặt bằng giảng dạy, thì đó cũng là một cách.

Chính vì vậy Nhà nước mới cần hỗ trợ, bởi lẽ họ đang làm công việc giáo dục và không thể đánh đồng công việc này với kinh doanh. ĐH công lập mỗi năm Nhà nước chi cho mỗi sinh viên là 6 triệu, đồng thời lo luôn cơ sở vật chất như xây trường, trả lương giáo viên... Tiền đó là tiền thuế của dân, của cha mẹ sinh viên (SV)! Thế thì SV ngoài công lập cũng phải được hưởng chứ. Thứ nữa, về số lượng giáo viên (GV) cơ hữu thì không nên máy móc. Làm sao mà đủ GV cơ hữu được như yêu cầu? Cần phải tận dụng GV thỉnh giảng. Đây là nguồn chất xám rất quan trọng.

Thông tư có mặt tốt nhằm chấn chỉnh và buộc các trường ĐH phải đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất tối thiểu để đảm bảo chất lượng. Đồng thời với quan điểm coi ĐH ngoài CL là một hợp phần của nền giáo dục quốc dân thì quy định này là cơ hội để Nhà nước cùng bàn biện pháp giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ, chứ đừng coi đó là phương tiện để trừng phạt. Nếu quá một chút thì một số sẽ quay qua tìm đường buôn bán mà không còn quan tâm đến nhiệm vụ giáo dục. Nguyễn Trung Hiếu ghi

 

 

                                                             Theo LaoDong

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cán bộ Ban Tuyên giáo Huyện ủy Cao Phong ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài liệu, văn bản, hồ sơ.  
(ảnh: Ngọc Vinh)
Tốc độ phát triển quá nóng của các trường ĐH làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo. Ảnh: Kỳ Anh
Không có hình ảnh

Giải Nhất kỳ thi HS giỏi Văn quốc gia chia sẻ bí quyết học Văn

“Khi xưa trong lịch sử, văn chương rất được coi trọng và dường như nó là tiêu chí để đánh giá người tài thì nay nó cũng xứng đáng được coi trọng…”, Chu Minh Anh Thơ - giải Nhất môn Văn lớp 12 kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc chia sẻ.

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2012, tiếp nối thành công về chất lượng giáo dục mũi nhọn

(HBĐT) - Những ngày tháng 3 này, thầy, trò trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đang có những ngày vui và tự hào bởi đội tuyển học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2012 của tỉnh mà nóng cốt là nhà trường đã tiếp nối được thành tích đáng tự hào một thời: từng đứng thứ nhất bảng B và khi thi chung bảng toàn quốc vẫn lọt vào tốp các tỉnh, thành mạnh của cả nước.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đối thoại với dân: Sẽ quan tâm hơn đến vấn đề con người

Sáng 7-3, ông Phạm Vũ Luận, bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đã có cuộc đối thoại về GD-ĐT tại cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

Những lưu ý quan trọng khi làm thủ tục dự thi ĐH, CĐ 2012

Ngày 15/3, thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ ĐKDT ĐH,CĐ 2012, để tránh những sai sót đáng tiếc, trong Quy chế tuyển sinh 2012, Bộ GD-ĐT đã quy định rất rõ về thủ tục và hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, chuyển nhận giấy báo thi, thí sinh cần lưu ý.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn: Từ học sinh nghèo hiếu học trở thành nữ doanh nhân thành đạt

Không chỉ là doanh nhân thành đạt trên nhiều lĩnh vực, chị còn là Tiến sỹ Viện Hàn lâm khoa học Nga, thông thạo 5 ngoại ngữ Anh, Trung, Nhật, Hàn, Nga nhưng ít ai biết rằng chị xuất thân từ một gia đình nghèo hiếu học.

3.774 lao động nông thôn được đào tạo nghề

(HBĐT) - Sáng 6/ 3, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục