Dù là người Nhật hay người Việt thì tình yêu của bất cứ bậc cha mẹ nào dành cho con cũng là vô bờ bến. Tuy nhiên các bậc cha mẹ người Nhật có cách thể hiện tình yêu rất khác.

 

Yêu con là giúp con nên người

Một lần tôi gặp hai mẹ con người Nhật đang đi bộ tới trường, hôm đó trời rất lạnh, sương phủ mờ cả kính, do chỉ mặc quần ngắn nên em bé khóc và kêu “Lạnh quá mẹ ơi!” rồi khụy xuống đường.

Tôi nghĩ người mẹ sẽ chạy lại đỡ em bé dậy, điều mà ta thường thấy ở bất kì người mẹ ở Việt Nam nào, nhưng thật lạ kì, người mẹ không hề chạy tới đỡ bé dậy. Bà tiến lại gần, cúi xuống và nói với con: “Con yêu, đừng đầu hàng, hãy cố gắng lên”, rồi đứng đợi ở phía trước.

Em bé nghe mẹ nói vậy, sụt sịt một lúc, sau đó lau nước mắt bằng đôi bàn tay bé nhỏ nhưng đầy quyết tâm, đứng dậy và tiếp tục đi. Tôi thấy trẻ em Nhật quả thật là có ý chí cùng với nghị lực vô cùng mạnh mẽ, và các bé có được điều đó cũng là nhờ cách dạy con của người Nhật.

Là cha mẹ, ai cũng thương yêu con mình hết mực, ai cũng muốn con mình được ăn ngon mặc đẹp, gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống, còn khi thấy con đau thì lòng mình đau hơn dao cắt, các bậc cha mẹ người Nhật cũng vậy.

Nhưng dường như họ biết rằng cần phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm khắc về thể chất và tinh thần, trải qua những thử thách khó khăn, thì mai sau con trẻ mới có thể trở thành một người xuất sắc, gặt hái được thành công và vinh quang.

Với họ, yêu con không phải là tìm mọi cách để bao bọc, chở che cho con, yêu con là làm sao cho con nên người. Tôi thấy quan điểm dạy con của người Nhật có phần rất gần với câu tục ngữ “thương cho roi cho vọt” của ông cha ta ngày xưa.

Bố mẹ cũng cần phải học

Tiến sĩ Alan Phan – một nhà kinh doanh rất nổi tiếng từng tâm sự trên VietNamNet: "Khi làm ăn thua cuộc, tôi thường nói “mình ngu rồi, làm lại thôi”. Nhưng dạy con thì khó hơn chục lần điều hành doanh nghiệp, và đau đầu hơn nhiều vì không thể “làm lại được”.

Một buổi học về cách dạy trẻ sử dụng đồ gia dụng tại trường mầm non Nhật Bản.

Tôi thấy quan điểm này rất đúng, nuôi dạy con cái là việc vô cùng khó khăn, vì con trẻ thay đổi theo từng giai đoạn, từng thời kì, từng lứa tuổi, nên cha mẹ phải rất sâu sắc, rất tâm lý, và có kiến thức đầy đủ thì mới có thể nuôi dạy con tốt được.

Các bậc phụ huynh của Nhật Bản khi đưa trẻ đi mẫu giáo cũng phải học rất nhiều. Có rất nhiều loại sách về dạy con, tại trường mẫu giáo cũng phát rất nhiều các loại tờ rơi, tờ hướng dẫn về cách dạy con và chăm sóc con.

Các bố mẹ người Nhật rất ham học, họ dành rất nhiều thời gian để đọc sách và các loại tài liệu về nuôi dạy con, ngày cuối tuần các bậc cha mẹ cũng thường đến tham dự các buổi trao đổi, chia sẻ... về phương pháp và kinh nghiệm nuôi dạy con do phường, quận tổ chức.

Chính nhờ tinh thần ham học của các bậc cha mẹ, mà con cái của họ cũng có được một điều kiện giáo dục tốt hơn, từ đó trẻ có được một sự phát triển tốt, và một tương lai rộng mở. Giáo dục gia đình có ảnh hưởng còn lớn hơn cả giáo dục ở trường lớp vì gia đình mới chính là nơi hình thành tính cách của trẻ.

 

                                                             Theo VNN

 

Các tin khác


Tập trung ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã, đang tập trung cho học sinh ôn tập đảm bảo có kết quả tốt nhất. Đồng thời, cơ quan chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch đảm bảo kỳ thi an toàn, chất lượng.

Tổng kết chuyên đề “An toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục mầm non” giai đoạn 2020 - 2024

Ngày 20/5, tại huyện Tân Lạc, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chuyên đề "An toàn giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN)” giai đoạn 2020 - 2024. 

Hội thi Phụ trách sao giỏi - Sao Nhi đồng chăm ngoan

Ngày 18/5, Hội đồng Đội tỉnh tổ chức Hội thi "Phụ trách sao giỏi – Sao nhi đồng chăm ngoan” năm 2024 với sự tham gia của 70 đội viên, thiếu niên, nhi đồng của 10 đội thi đến từ các huyện, thành phố.

Trường mầm non Lạc Sỹ: Xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cho trẻ

Lạc Sỹ là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20 km. Trường mầm non xã có 2 điểm trường lẻ cách điểm trường trung tâm 4km. 100% phụ huynh và học sinh là người dân tộc Mường, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Năm học 2023 - 2024, nhà trường có 10 nhóm/lớp và 198 trẻ, 40 cán bộ giáo viên, nhân viên.

Tổng kết cuộc thi xây dựng trường học xanh - an toàn - hiệu quả      

Ngày 17/5, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết Cuộc thi Xây dựng trường mầm non "Xanh - an toàn - hiệu quả” và Cuộc thi Xây dựng không gian trường học, lớp học "An toàn - sáng tạo - hiệu quả” cấp tiểu học, năm học 2023 - 2024.   

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục