“Sử là môn khó học”, đó là chia sẻ của nhiều học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Vậy, ôn luyện môn sử như thế nào để đạt hiệu quả.
Không học “dồn”
Em Trần Thị Yến, học sinh lớp 12A8, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ: “Lịch sử thế giới 23 trang, lịch sử Việt Nam cũng vậy. Toàn sự kiện, mốc thời gian khô khan, nhớ không nổi luôn. Mà tụi em lại chuyên khối A, ráng kiếm điểm 5 cũng đã thấy khó”.
|
Cô Trần Thị Ánh, giáo viên môn sử lớp 12, Trường trung học thực hành Sài Gòn (Q.5, TP.HCM) thừa nhận: “Quả thực, ôn thi tốt nghiệp môn sử cho học sinh mà giáo viên cũng thấy đuối. Đối với những em không chuyên khối C là một khó khăn vì lượng kiến thức khá nhiều...”.
Cô Ánh cho biết, tốt nhất là học sinh nên thư giãn, không học dồn, nên lập đề cương ôn luyện rõ ràng. Chẳng hạn, lập ra các mốc thời gian, sự kiện lên trang giấy, học mỗi ngày khoảng 5 sự kiện. Không nên học vẹt mà học cái nào nhớ cái đó.
Bên cạnh đó, tùy từng dạng bài mà phân thành chủ đề cho dễ học, nhớ lâu. Không nên học rời rạc, từng bài sẽ rất khó tiếp nhận.
Chỉ cần học kỹ trong SGK là đủ!
|
Đó là ý kiến của thầy Trần Quang Minh, Tổ trưởng tổ sử Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM).
Theo thầy Minh, với khối lượng kiến thức của môn sử, dù đã được giảm tải nhưng vẫn còn khá nặng so với học sinh. Vì vậy, để thi tốt nghiệp, các em chỉ cần chú tâm vào SGK.
Về cách thức ôn luyện, thầy Minh cho biết thêm: Lập đề cương xếp theo chủ đề là phương pháp hiệu quả nhất trong quá trình ôn sử. Điều này còn giúp học sinh hệ thống được các dạng bài khác nhau.
Ví dụ, các tổ chức: ASIAN; NATO… xếp vào chủ đề “tổ chức”; các nước giàu, đang phát triển, nước nghèo… xếp vào chủ đề “kinh tế các nước”… Như vậy, sẽ giúp các em phản ứng nhanh trong não mỗi khi đụng đến kiến thức đó.
Ngoài ra, trong quá trình dạy, thầy cô cũng cần lập hệ thống ôn thi rõ ràng cho học sinh. Nên đưa những kiến thức nhẹ nhàng, dễ học lên dạy trước thay vì các số liệu khô khan.
Thầy Tiến Vinh, giáo viên sử, Trường chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) cho biết: “Đây là giai đoạn ôn không còn học nữa. Học sinh nên tập trung vào các sự kiện chính có liên quan đến đề cương mà giáo viên đã đưa ra trước đó. Đặc biệt, tránh tâm lý lo sợ, hoang mang. Sử cũng như các môn khác, nếu mỗi em có một phương pháp riêng để nhớ lâu thì không có gì đáng lo ngại”.
Theo Thanhnien
“Dư luận không chống dạy thêm, học thêm mà chỉ phê phán những hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong việc dạy thêm, học thêm”.
Căn cứ vào thời khóa biểu và bảng lương không khó để phát hiện ra hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Thái Bình) không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng vẫn hưởng phụ cấp đứng lớp. Bản thân ông hiệu trưởng này cũng đã thừa nhận vụ việc với phóng viên.
Tin từ UBND huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), cơ quan chức năng huyện này đã công bố quyết định cách chức Hiệu trưởng, cho xuống làm Hiệu phó đối với cô Bùi Thị Lệ Thủy, SN 1971, Trường Tiểu học Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập) về hành vi đánh 49 học sinh.
(HBĐT) - Ngày 5/4, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức Hội nghị BCH lần thứ III nhằm đánh giá kết quả hoạt động Hội năm 2011, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2012.
Chỉ còn vài tháng, thị trường lao động sẽ bước vào mùa tuyển dụng. Nhưng hiện nay, một số nhà tuyển dụng đã rục rịch đăng tin tuyển lao động. Nhiều ứng viên có nhu cầu đánh bóng bộ hồ sơ đã tìm đến các “chợ” chứng chỉ (CC).
(HBĐT) - Sáng ngày 4/4, Hội LHPN tỉnh khai giảng lớp tập huấn tuyên truyền viên Đề án “ Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” giai đoạn 2010-2015, “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất PNVN thời kỳ CNH-HĐN đất nước” giai đoạn 2010-2015” và CVĐ “ Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” cho 35 học viên là UV BTV Hội LHPN tỉnh, cán bộ chủ chốt 11 huyện, thành phố.