Trang 10 trong Atlat địa lý Việt Nam, biểu đồ hình tròn (tỷ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông) bị vẽ lệch trục phân chia phần trăm.

Trang 10 trong Atlat địa lý Việt Nam, biểu đồ hình tròn (tỷ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông) bị vẽ lệch trục phân chia phần trăm.

Đó là khẳng định của thầy Trần Văn Quang, Tổ trưởng môn địa lý Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), sau khi phát hiện sai sót ở biểu đồ (trang 10 và 15) trong Atlat địa lý Việt Nam.

 

Ảnh hưởng đến học sinh yếu kém 

Thầy Trần Văn Quang cho biết: “Qua đối chiếu với các biểu đồ trong sách địa lý chuẩn, nhận thấy biểu đồ tròn và biểu đồ miền ở trang 10 và 15 có phần sai lệch so với chương trình SGK. Cụ thể, 2 biểu đồ minh họa này vẽ ngược chiều hoàn toàn so với chương trình dạy và học theo SGK”.

Cũng theo thầy Quang, cùng một biểu đồ miền nhưng trang 15 và 17 trong Atlat địa lý cũng có sự khác nhau.

Tuy sai sót này không ảnh hưởng đến chương trình ôn thi tốt nghiệp của học sinh, nhưng nó sẽ tác động nhất định đến những em có học lực yếu kém trong việc phân biệt giữa các dạng biểu đồ.

Thầy Quang cũng khuyến cáo là học sinh 12 cần nắm vững kiến thức địa lý trong SGK, các dạng biều đồ minh họa trong Atlat chỉ để tham khảo và thực hành thêm.

Cô Diễm Trang, giáo viên địa lý, Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho hay: “Kiến thức trong Atlat địa lý Việt Nam có nhiều điểm không đồng nhất với chương trình SGK. Trong quá trình học, chúng tôi cũng khuyến cáo học sinh không nên phụ thuộc nhiều vào Atlat…”.

Atlat chi tiết hơn SGK

Theo thầy Quang, nếu so sánh giữa SGK địa lý và Atlat thì một số câu hỏi trong Atlat chi tiết hơn SGK, khiến nhiều học sinh phân vân khi làm bài.

Chẳng hạn, trong Atlat thường dùng từ “mô tả các dãy núi” còn SGK chỉ viết ngắn gọn là “các dãy núi”, hoặc nếu Atlat chỉ ra chi tiết độ cao của các dãy núi thì SGK chỉ gộp lại nói chung là các ngọn núi có độ cao trung bình…

Vì vậy, theo thầy Quang, học sinh ôn thi tốt nghiệp cần hết sức lưu ý đến các dạng bài tập khác nhau để không hoang mang, nhầm lẫn.

Cô Hồng Thái, giáo viên địa lý Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM) khẳng định: Nếu như trong quá trình dạy mà giáo viên không biết cách kết hợp giữa SGK và Atlat địa lý, thì các em rất dễ vẽ sai. Vì nhiều em không nắm được kiến thức cơ bản, trong khi có khá nhiều dạng biểu đồ nên rất dễ nhầm lẫn và không biết cái nào đúng, cái nào sai.

 

                                                  Theo ThanhNien

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Việc hiệu trưởng Nguyễn Bá Nam cho rằng mình kiêm Bí thư chi bộ nhà trường cấp 1 nên được giảm 4 tiết/tuần là không đúng so với quy định.
Không có hình ảnh
Hội nghị BCH Hội Khuyến học tỉnh lần thứ III đã nhấn mạnh, tập trung vào tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng các hình thức khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập.

“Chợ” chứng chỉ lại nóng

Chỉ còn vài tháng, thị trường lao động sẽ bước vào mùa tuyển dụng. Nhưng hiện nay, một số nhà tuyển dụng đã rục rịch đăng tin tuyển lao động. Nhiều ứng viên có nhu cầu đánh bóng bộ hồ sơ đã tìm đến các “chợ” chứng chỉ (CC).

Tập huấn Đề án “ Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt”, “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất PNVN thời kỳ CNH-HĐN đất nước” giai đoạn 2010-2015

(HBĐT) - Sáng ngày 4/4, Hội LHPN tỉnh khai giảng lớp tập huấn tuyên truyền viên Đề án “ Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” giai đoạn 2010-2015, “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất PNVN thời kỳ CNH-HĐN đất nước” giai đoạn 2010-2015” và CVĐ “ Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” cho 35 học viên là UV BTV Hội LHPN tỉnh, cán bộ chủ chốt 11 huyện, thành phố.

Đổi mới công tác quản lý - tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục

(HBĐT) - Những năm gần đây, công tác giáo dục của tỉnh đã đạt được khá nhiều thành tựu, trong đó, chất lượng giáo dục là một điểm nhấn sắc nét. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công này là ngành đã tích cực đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý giáo dục.

Khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên khóa II năm 2012

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011-2015, ngày 3/4, Trường Chính trị tỉnh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên khóa II năm 2012. Tham gia lớp bồi dưỡng có 87 học viên là cán bộ các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.

Lò luyện vào mùa... “nổi lửa”!

Theo nhận định của một giáo viên đã có hơn 15 năm kinh nghiệm ở các lò luyện nổi tiếng trên địa bàn TPHCM thì khoảng 4 - 5 năm gần đây, lò luyện thi đại học theo hình thức truyền thống (học tại các trung tâm) đã bước ra khỏi thời hoàng kim bởi có sự chia sẻ người học với dịch vụ gia sư và luyện thi online trực tuyến...

Thí sinh hoang mang về mã ngành đăng ký dự thi

Quy định mới của Bộ GD-ĐT về mã ngành đào tạo của các trường ĐH, CĐ hiện nay đã gây cho thí sinh nhiều hoang mang lo lắng bởi nhiều chuyên ngành cùng một mã ngành đào tạo nên không biết điền thế nào vào chuyên ngành mình muốn dự thi cho chính xác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục