Không ít nơi bán chứng chỉ giả núp bóng quầy tuyển sinh.

Không ít nơi bán chứng chỉ giả núp bóng quầy tuyển sinh.

Chỉ còn vài tháng, thị trường lao động sẽ bước vào mùa tuyển dụng. Nhưng hiện nay, một số nhà tuyển dụng đã rục rịch đăng tin tuyển lao động. Nhiều ứng viên có nhu cầu đánh bóng bộ hồ sơ đã tìm đến các “chợ” chứng chỉ (CC).

 

Thỏa sức ngã giá

Nếu như khoảng chục năm về trước, để có một tấm CC, ngoài việc học và được cấp ra thì không dễ. Tuy nhiên, giờ đây, chỉ với vài chục ngàn đồng và ở bất cứ đâu, khách hàng cũng có được những tấm CC đẹp như mong muốn. Theo chỉ dẫn của một người bạn, chúng tôi tìm đến chợ Phùng Khoang. Núp dưới bóng của các chủ hàng văn phòng phẩm, khi có khách, chúng thường lân la đặt vấn đề... về dịch vụ cung cấp CC. Đặc biệt, các đối tượng mà chúng hỏi đến, phần đông là các bạn trẻ, có lẽ là sinh viên chuẩn bị ra trường và đang có nhu cầu “tút tát” lại hồ sơ.

Trong vai khách hàng cần CC tin học gấp, chúng tôi được một gã tên L giới thiệu: Nếu làm cả bộ (tin học+tiếng Anh) thì giá 300.000đ, lẻ thì 180.000đ/CC tiếng Anh, tin học là 120.000đ. Thấy tôi chê đắt, gã dịu giọng: “Năm nay cái gì cũng tăng, nên chi phí cũng nhiều, đỡ anh chút đi, nhưng thôi nể em, cả bộ 250.000đ nhé”. Chấp nhận giá, tôi hỏi thủ tục thì khá đơn giản: Xuất trình bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc bản gốc, kèm theo 2 ảnh 3x4. CC do Liên hiệp Khoa học công nghệ và ứng dụng – UIA, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và công nghệ VN cấp. Chúng tôi được gã L hẹn tới một địa điểm khác để nhận hàng vào hai ngày sau.

Dạo một vòng qua khu vực Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN), ở đây xuất hiện nhan nhản các bàn đăng ký học và luyện thi các loại CC. Tôi còn giật mình hơn khi giá CC ở đây chỉ bán với giá 200.000 đồng cả bộ (tiếng Anh + tin học). Và thậm chí, nếu muốn mua CC do Bộ GDĐT cấp cũng có, giá khoảng 500.000 đồng/bộ, chất lượng đảm bảo: Phôi, con dấu thật 100%(?!). Một chủ hàng còn cam đoan: “Có dấu giáp lai trên ảnh, của bộ cấp mà giả làm sao được. Nếu đem nộp mà họ bảo giả, thì trở lại đây chị sẽ hoàn tiền gấp đôi”.

Công khai bán - mua

Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến điểm hẹn giao hàng là cổng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Vừa gọi vào số 0973039493, một người phụ nữ đầu dây đã hẹn tôi tới “đại bản doanh” nằm trong một ngõ trên phố Dịch Vọng, tiện thể cho xem luôn hồ sơ lưu trữ. Tới đây, chị này chỉ cho chúng tôi thấy một xấp CC đang dở dang. Rụt rè định đặt vấn đề muốn làm một tấm bằng, chị N lên tiếng luôn: “Đợi chị lát”. Nói rồi, chị ta vào nhà và cầm ra một cuốn sổ tìm kiếm cái gì đó rồi tiếp “Chỗ chị không làm cái đó, nhưng có mấy người bạn thân có nghề, đảm bảo uy tín. Nếu em có nhu cầu, chị sẽ nói khéo cho. Hàng thực, giá phải chăng, yên tâm”. Nói rồi, chị này chỉ cho tôi hàng loạt địa chỉ “tin cậy” nhận làm các văn bằng, CC. Tôi viện lý do hẹn lần sau, rồi lấy CC ra về.

Sự công khai mua bán CC đó giờ đây không còn là một việc khiến người ta cảm thấy cần phải giấu giếm. Nhiều người còn chuyền tay nhau xem các tờ rơi để tham khảo. Cầm tờ rơi trên tay, Hiên (sinh viên năm cuối ĐH Thương mại) tỉnh bơ nói: “Ui giời! Mấy cái này họ phát công khai ấy mà. Một mặt ghi lịch học, một mặt ghi lệ phí làm CC “chui”. Bây giờ, việc rao bán CC giống như bán mớ rau ngoài chợ, có mặc cả, có giảm giá: “Đăng ký 3 người trở lên, lệ phí chỉ 180.000 đồng” (bình thường là 200.000 đồng)”.

Không chỉ vậy, nhiều hình thức mua bán CC online cũng diễn ra khá sôi động trên các trang mạng muare.vn, rongbay.com... Đặc biệt, trên các trang web này luôn có đính kèm số điện thoại liên lạc, địa chỉ email để cho khách hàng tiện liên hệ.

Điều khó hiểu là, rất dễ để tìm ra những người bán, địa chỉ cung cấp CC giả mà cơ quan chức năng lại bỏ qua?

 

                                                         Theo LaoDong

 

Các tin khác

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh giới thiệu tổng quát về Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt” giai đoạn 2010-2015.
Tỉnh ta phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong năm 2012.  Trong ảnh: Giờ học làm quen với bảng chữ cái của cô và trò lớp 5 tuổi trường mầm non Hoa Hồng, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn). 
ảnh: VT
Toàn cảnh lễ khai giảng
Buổi thi thử tại lò GSTP.

Thí sinh hoang mang về mã ngành đăng ký dự thi

Quy định mới của Bộ GD-ĐT về mã ngành đào tạo của các trường ĐH, CĐ hiện nay đã gây cho thí sinh nhiều hoang mang lo lắng bởi nhiều chuyên ngành cùng một mã ngành đào tạo nên không biết điền thế nào vào chuyên ngành mình muốn dự thi cho chính xác.

Sở GD&ĐT triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 4

(HBĐT) - Ngày 3/4, Sở GD & ĐT tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả công tác tháng 3, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 4.

Sinh viên Việt Nam đạt giải nhất cuộc thi tiếng Pháp

Đội Đại học Ngoại ngữ Huế của Việt Nam đã đoạt giải nhất trong phần thi Kiến thức ngôn ngữ tại vòng chung kết cuộc thi "Năng động 2012" bằng tiếng Pháp, do Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tổ chức tại Vientiane, Lào chiều 31/3.

Bước chuyển mới trong công tác PCGD trẻ 5 ở huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Cô giáo Dư Thị Hồng, hiệu trưởng trường mầm non Hoa Hồng (thị trấn Kỳ Sơn-huyện Kỳ Sơn) cho biết: Thực hiện công tác PCGD trẻ 5 tuổi, trong những năm qua, nhất là 2 năm 2011-2012, nhà trường đã thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm đạt được kết quả cao nhất trong công tác này.

Không để người mù ngoại ngữ vào cao học

Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, 14 trường có sai phạm về việc miễn thi đầu vào ngoại ngữ cho các thí sinh dự thi tuyển sinh hệ thạc sĩ đang rà soát lại để báo cáo Bộ GD&ĐT. Ông khẳng định: không thể để người mù ngoại ngữ học cao học.

Thiếu hụt nhân lực phần cứng và mạng cho doanh nghiệp

Thực tế cho thấy nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, đặc biệt là nhân lực phần cứng và mạng. Trong khi đó, hầu hết các trung tâm, trường cao đẳng, đại học ở nước ta hiện nay đều đang tập trung đào tạo phần mềm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục