Giờ học môn tự nhiên - xã hội của lớp 2A1, trường tiểu học Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn.

Giờ học môn tự nhiên - xã hội của lớp 2A1, trường tiểu học Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn.

(HBĐT) - Dứt tiếng trống ra chơi, 24 học sinh lớp 2A1, trường tiểu học Hùng Sơn, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) hào hứng bước vào tiết học môn tự nhiên - xã hội. Chúng tôi thực sự bất ngờ khi được cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Nam dẫn vào thăm lớp. Một không gian học tập hoàn toàn khác, bàn ghế không kê lần lượt từ trên xuống dưới mà được sắp theo 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 em ngồi quay mặt vào nhau.

 

Giờ học bắt đầu, cô Nam viết tên bài lên bảng và bắt đầu hướng dẫn học sinh thực hiện 10 bước học tập trong tiết học kéo dài 35 phút. Sau khi học sinh để đồ dùng học tập lên bàn, các nhóm trưởng đọc mục tiêu bài học cho cả nhóm nghe, hỏi lại từng bạn đã nắm được chưa. Tiếp đó, các nhóm thực hiện các hoạt động cơ bản như: làm theo lô gô của sách, thảo luận nhóm, thực hành... Chủ tịch Hội đồng tự quản của lớp Nguyễn Thị Thùy Dung chịu trách nhiệm điều hành lớp học dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Các nhóm tự nghiên cứu tài liệu học tập, nếu bạn nào chưa hiểu cần hỏi cô thì giơ thẻ xanh, bạn nào hiểu và đã làm xong bài giơ thẻ đỏ để cô đến kiểm tra. Đó là một tiết học theo mô hình trường học mới VNEN được áp dụng từ năm học 2011-2012 tại hai lớp 2 của trường.  

Cô Nguyễn Thị Nam cho biết: áp dụng mô hình này, cả tiết học cô giáo chỉ cần ghi lên bảng tên tiết học mà không phải viết nhiều như trước đây. Song phương pháp này được học sinh chính là trung tâm, tự nghiên cứu, thảo luận, trải nghiệm để tìm ra kiến thức mới, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, giải đáp. Tài liệu giảng dạy cho học sinh không phải là sách giáo khoa thông thường mà là tài liệu hướng dẫn học tập. Cả giáo viên và học sinh đều sử dụng chung cuốn tài liệu này. Tài liệu sẽ hỗ trợ, hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập mới, thói quen tự học, tự đánh giá... Ngoài ra, trong lớp còn có thư viện lớp học, đủ tài liệu các môn để học sinh tham khảo; 10 bước học tập để các em thực hiện; góc đồ dùng học tập, góc cộng đồng, bản đồ đến trường, góc trưng bày sản phẩm, hòm thư vui, hòm thư những điều em muốn nói... Tất cả tạo nên một môi trường học tập mới, linh hoạt, chủ động và hiệu quả.    

Cô Bùi Thị Khuyên, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học 2011 -2012, trường là một trong 2 trường tiểu học trên địa bàn huyện được chọn giảng dạy thử nghiệm theo mô hình trường học mới ở 2 lớp 2A1 và 2A2 với tổng số 45 học sinh, trong đó, chủ yếu là học sinh dân tộc Mường. Mô hình tập trung vào chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền thụ từ phía thầy giáo sang việõc để cho học sinh tự học là chính. Qua đánh giá sơ bộ, mô hình có nhiều ưu việt hơn so với mô hình cũ. Giáo viên chủ động trong dạy học và phân hoá được các đối tượng học sinh, có thời gian để giúp đỡ những học sinh yếu trong lớp đạt kết quả tốt. Học sinh mạnh dạn, tự tin, năng động trong giao tiếp, tiếp thu kiến thức mới. Các em tự đánh giá được mình và các bạn. Đồng thời, chủ động trong việc bầu chọn các chức danh của lớp như: Hội đồng tự quản, các ban (Ban học tập, Ban đối ngoại, Ban thể dục và vệ sinh, Ban thư viện, Ban quyền lợi HS). Những em được các bạn trong lớp bầu chọn đều chủ động quản lý chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Tài liệu hướng dẫn đảm bảo cho GV, HS có thể tự nghiên cứu, lĩnh hội kiến thức, ứng dụng nhiều trong thực tế. Phụ huynh cũng đồng tình, ủng hộ và cùng phối hợp giáo dục học sinh. Chất lượng HS (học kỳ I) so với các lớp đại trà khác được nâng lên rõ rệt. Đối với môn toán có 62,2% HS đạt loại giỏi, 26,7% đạt loại khá (ở lớp đại trà tỷ lệ này lần lượt là 34,3% và 17,1%). Đối với môn tiếng Việt có 48,9% đạt loại giỏi, 44,4% loại khá (ở lớp đại trà tỷ lệ này là 25,7% và 34,3%). Đối với môn tự nhiên - xã hội có 31,1% đạt loại A+ (lớp đại trà tỷ lệ này là 22,9%). 

Theo cô Bùi Thị Khuyên, mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện, mô hình còn gặp khó khăn như: bàn ghế chưa đảm bảo quy cách; chưa có nhiều tài liệu tham khảo; học sinh vừa từ lớp 1 lên, khả năng tự nghiên cứu chưa quen nên mất nhiều thời gian ở tháng đầu; mỗi lớp chỉ có 1 giáo viên được tập huấn, khi có việc phải nghỉ không có người dạy thay... Tuy nhiên, mô hình có nhiều ưu điểm và có thể nhân rộng ở cả vùng thuận lợi và khó khăn.

 

                                                                         Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Các cháu trường mầm non Unicef trong Hội thi cô và bé với làn điệu dân ca năm học 2011- 2012.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy tặng bức ảnh chân dung Bác Hồ với các cháu nhỏ cho tập thể Trường mầm non tư thục Sao Mai.
Giáo viên hướng dẫn các cháu nhỏ múa hát.
Tiết mục tham gia hội thi “Bé thông minh nhanh trí” của các cháu nhỏ trường mầm non Phương Lâm (TPHB).

Kỳ Sơn: Bồi dưỡng công tác Hội phụ nữ cho 65 cán bộ cơ sở

(HBĐT) - Trong 4 ngày (23-26/5), Hội LHPN huyện Kỳ Sơn phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức tập huấn bồi dưỡng công tác Hội Phụ nữ năm 2012 cho 65 học viên là cán bộ Hội cơ sở.

246 học sinh lớp 5 đạt học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2011-2012

(HBĐT) - Trong 2 ngày 18, 19/5, tại thành phố Hoà Bình, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội thi, giao lưu học sinh giỏi lớp 5 năm học 2011-2012. Mỗi huyện, thành phố chọn cử 1 đội gồm 24 học sinh, trong đó có 12 em tham dự môn tiếng Việt và 12 tham dự môn toán là những học sinh giỏi tiêu biểu xuất sắc của đơn vị tham gia hội thi, giao lưu học sinh giỏi cấp tỉnh.

Trường tiểu học Cuối Hạ A - nỗ lực nơi vùng sâu khó khăn

(HBĐT) - Cuối Hạ (Kim Bôi) là xã vùng sâu, thuộc diện ĐBKK, điều kiện để phát triển KT-XH còn có những khó khăn nhất định. Trong 345 học sinh (năm học 2011-2012) có 179 học sinh (HS) trong diện hộ nghèo, 11 em mồ côi cha, mẹ... Trong điều kiện chung đó, trường tiểu học Cuối Hạ A đã tập hợp được sức mạnh nội lực, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Khó giải bài toán chi phí

Với học phí thấp hơn của Trường ĐH RMIT Việt Nam khoảng 20 lần và lương của giảng viên như hiện nay thì khó đòi hỏi các trường ĐH công lập phải thu hút nhiều giảng viên giỏi hay nâng cao chất lượng

Hụt hẫng nhưng... chưa hết cơ hội

Sau khi Bộ GDĐT có thông báo về việc ngừng tuyển sinh đề án du học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đề án 322), đã khiến hàng chục ứng viên rơi vào thế bị động, hoang mang.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp (lần 2) và tuyển sinh năm học 2012-2013

(HBĐT) - Sáng 22/5, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp (lần 2) năm học 2011- 2012 và công tác tuyển sinh phổ thông DTNT, THPT năm học 2012- 2013. Tham dự buổi tập huấn có các đồng chí lãnh đạo, thành viên Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh; trưởng, phó các phòng chức năng, nghiệp vụ thuộc Sở; Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường THPT, PTDTNT tỉnh, huyện, liên xã; Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm GDTX trên địa bàn toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục