Trường TH Kim Đồng (TT Đà Bắc) đang hoàn thiện cơ sở vật chất trường học để chuẩn bị cho năm học mới.
(HBĐT) - Năm học 2012 – 2013, huyện Đà Bắc có 66 trường, trong đó mầm non là 21 trường với tổng cộng 50 lớp 5 tuổi, 65 nhóm trẻ, 162 lớp mẫu giáo, 24 trường tiểu học với 317 lớp, 2.469 học sinh và 17 trường THCS với 112 lớp, 2.833 học sinh. Là một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, ngay từ đầu tháng 8, huyện đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực đầu tư trang thiết bị, cơ sở trường lớp đảm bảo điều kiện tốt nhất cho năm học mới
Ngay từ cuối tháng 7, phòng giáo dục - đào tạo huyện đã xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với cán bộ quản lý cho năm học mới, thực hiện luân chuyển giáo viên để cân đối giáo viên trong toàn huyện. Ngoài ra, phòng cũng đã tham mưu cho UBND huyện khảo sát toàn bộ các trường, đối với các trường còn thiếu để tiến hành hợp đồng đối với giáo viên, đảm bảo 100% các trường đủ giáo viên đứng lớp. Thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cấp trình độ cho giáo viên, huyện đã tổ chức tập huấn chuyên môn cho cả ba cấp học. Trong đó, có nhiều chương trình kiến thức mới như tập huấn về chương trình tiếng Việt công nghệ mới dành cho học sinh lớp 1, mô hình trường tiểu học mới và chương trình lập huấn phần mềm quản lý, soạn giảng và thiết lập bộ đề thi khối tiểu học và THCS. Ngoài ra, để củng cố kiến thức cho học sinh, ngay từ tháng 8, phòng đã chỉ đạo các trường tập trung ôn luyện cho học sinh yếu kém, đồng thời tổ chức lao động dọn dẹp trường lớp chuẩn bị cho năm học mới.
Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, huyện cũng đã chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường trên địa bàn, đặc biệt là đối với các trường thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Ông Phạm Quốc Vinh, Phó trưởng phòng GD – ĐT huyện Đà Bắc cho biết: tính đến hết năm học 2011 – 2012, toàn huyện có 713 phòng học, trong đó phòng học kiên cố là 559 phòng, bán kiên cố là 88 phòng, phòng học tạm là 66 phòng. Tuy được đầu tư từ nhiều chương trình dự án, song nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu, hầu hết các trường vẫn còn thiếu các phòng học chuyên môn, phòng chức năng và các công trình phụ trợ khác. Việc triển khai kết nối mạng phục vụ công tác quản lý và giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất trong công tác giáo dục tại huyện Đà Bắc. Để tiếp tục giữ ổn định hệ thống, quy mô trường lớp huyện đã huy động mọi nguồn lực cho xây dựng CSVC trường học, đặc biệt là tranh thủ sự đầu tư của nhà nước thông qua các chương trình dự án, ngân sách địa phương và các nguồn tài trợ khác. Tính đến đầu năm học mới, huyện đã đầu tư xây mới được 12 công trình trường lớp học. Trong đó có 2 công trình đã đưa vào sử dụng là trường mầm non Tu Lý B, trường mầm non Tân Pheo và 10 công trình đang tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo đưa vào sử dụng được trong năm học mới này ở các xã Cao Sơn, Hào Lý, Đồng Nghê, Mường Chiềng, Đồng Chum, Tân Minh, Tu Lý, Tiền Phong….Ngoài đầu tư về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị giảng dạy và đồ dùng học tập cho năm học mới cũng đã được huyện thực hiện mua sắm, cấp phát đầy đủ, đảm bảo 100% giáo viên học sinh có sách giáo khoa và thiết bị dạy học cần thiết. Từ nguồn ngân sách, huyện đã đầu tư gần 4 tỷ đồng trang bị bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập cho các trường. Đặc biệt, đối với giáo dục mần non, huyện đã trang bị mới 51 ti vi và đầu phát cho các lớp mần non 5 tuổi, đảm bảo 100% các lớp mẫu giáo 5 tuổi được học tập trên màn hình ti vi.
Công tác xã hội hóa giáo dục cũng đang được các cấp, ngành quan tâm triển khai đến tận cơ sở. Ngoài sự đầu tư của Nhà nước, các tổ chức hội, đoàn thể, hội phụ huynh học sinh cũng đã tổ chức nhiều ngày công, đóng góp tiền của xây dựng các công trình phụ trợ, sân chơi, tường bao cho các trường khó khăn. Đặc biệt, chuẩn bị cho năm học mới, các cấp hội, đoàn thể cũng đã tổ chức nhiều hoạt động quyên góp để hỗ trợ các em học sinh nghèo được đến trường, đảm bảo không có em học sinh nào phải nghỉ học giữa chừng.
Phương Linh
Sự dễ dãi trong ngành giáo dục hiện nay không chỉ thể hiện ở tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 99%, mà còn như bệnh dịch xuất hiện từ các cấp học thấp. Đến mức, nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) đã phải cảnh báo, nếu bây giờ, học phổ thông không tốt, kéo theo lên đại học cũng không chịu học tử tế mà chỉ lo “chạy thầy”, “mua điểm”… thì sẽ hỏng cả một thế hệ.
(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình hiện có 18 trường tiểu học, 17 trường THCS. Từ ngày 23/7, một số trường trên địa bàn đã thông báo kết quả tuyển sinh. Tuy nhiên, phải đến ngày 2/8, tất cả các trường mới có kết quả chính thức bởi những vấn đề liên quan đến hộ khẩu ảo và học sinh trái tuyến.
(HBĐT) - Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, giai đoạn 2010-2015, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có 7.787 đồng chí, trong đó, Ban Chấp hành có 4.347 đồng chí, Ban Thường vụ có 1.234 đồng chí, cán bộ chủ chốt có 2.206 đồng chí.
(HBĐT) - Những năm gần đây, huyện Lạc Sơn luôn coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và hội viên, đoàn viên các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở. Trong kết quả chung đó, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện là một trong các đơn vị có những đóng góp cụ thể trong giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở.
(HBĐT) - Từ tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt hàng ngày và 2.000 đồng /người/tháng, những cán bộ, chiến sỹ LLVT huyện Đà Bắc đã giúp không ít học sinh nghèo huyện vùng cao này được theo đuổi ước mơ tới trường...
(HBĐT) - Từ ngày 30/7 – 4/8, UBND huyện Kim Bôi phối hợp với Sở TT-TT tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ văn hoá - thông tin - du lịch - gia đình năm 2012. Nhằm trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng hoạt động trong công tác Văn hoá,thông tin và truyền thông tại cơ sở để làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong thực hiện công tác thông tin, truyền thông.