Hộ gia đình chị Lưu Thị Loan, ở tiểu khu 3, TT Kỳ Sơn phát triển ngành nghề chổi chít giải quyết được trên 30 lao động với mức lương khoảng 2 triệu/người/tháng.
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn có dân số gần 33.000 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động trên 20.000 người, chiếm trên 60%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 5.200 người, chiếm 27%. Trên địa bàn huyện có 2 KCN mới thành lập, trên 60 doanh nghiệp đã và đang hoạt động với nhiều ngành nghề khác nhau góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Bà Nguyễn Thị Xuyên, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Những năm trước đây, do chưa có sự đầu tư nguồn lực và nhận thức của người dân còn hạn chế, việc đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động cho địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Ngay sau khi được tiếp thu, quán triệt Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và các văn bản chỉ đạo của Bộ LĐ – TB&XH, UBND tỉnh, Phòng LĐ - TB&XH huyện đã tham mưu cho UBND huyện thành lập BCĐ và triển khai văn bản chỉ đạo hướng dẫn đến cấp ủy, chính quyền, xã, xóm. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân theo các mục tiêu của Đề án.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn không chỉ là một chính sách có ý nghĩa an sinh xã hội mà còn là tiêu chí quan trọng trong 19 tiêu chí xây dựng NTM. Để từng bước thực hiện đề án đạt hiệu quả, huyện đã đề ra nhiều giải pháp như: Tập trung thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm phát triển các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp, chú trọng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động công nghiệp, dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp, duy trì và phát triển các cơ sở sản xuất mới thông qua hỗ trợ vốn, quy hoạch vùng sản xuất -kinh doanh, tập trung đào tạo nghề; nâng cao chất lượng dạy và học nghề cho con em thương binh, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ gia đình bị thu hồi đất đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH, xây dựng NTM. Do huyện chưa có Trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề, vì vậy các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn được phòng ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp, các Trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh và Trạm KN - KL để dạy nghề cho lao động. Qua đó, theo số liệu của Phòng LĐ - TB&XH huyện, trong 2 năm triển khai đề án, Phòng LĐ - TB&XH huyện đã phối hợp với các đơn vị như Công ty TNHH Mai Bình, Công ty TNHH Minh Thắng, UBND xã Hợp Thịnh, Trạm KN-KL, Bộ CHQS tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh... đào tạo các nghề chẻ tăm hương, làm chổi chít, chăn nuôi, trồng trọt, trồng hoa và cây cảnh, trồng rau sạch, hàn, xây dựng, sửa chữa xe gắn máy cho gần 2.000 lao động, trong đó, gần 100 lao động thu hồi đất được đào tạo các ngành nghề phù hợp và tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học xong đạt bình quân khoảng 80%, trong số đó lao động làm việc tại địa phương chiếm 65%, còn lại là làm trong và ngoài tỉnh. Cụ thể như Phòng LĐ - TB&XH huyện ký kết với Công ty TNHH Minh Thắng mở được 8 lớp làm chổi chít xuất khẩu với gần 300 học viên tham gia, 90% là lao động nữ và 85% lao động được đào tạo song vào làm việc tại các cơ sở chổi chít của doanh nghiệp; phối hợp với trung tâm dạy nghề Bộ CHQS tỉnh mở 2 lớp dạy nghề hàn điện cho gần 100 lao động, 60% lao động động sau khi học xong được các doanh nghiệp trên địa bàn nhận vào làm việc; ký kết với cơ sở làm chổi chít xuất khẩu xã Dân Hạ mở 2 lớp dạy nghề làm chổi chít cho lao động tại xã Hợp Thịnh, 100% lao động học xong được cơ sở nhận làm việc và có thu nhập ổn định từ 2 triệu trở lên....Tuy nhiên, một số ngành, nghề không phù hợp với thực tế và đòi hỏi lao động phải có trình độ như: điện, tin học văn phòng, quản trị cơ sở dữ liệu và quản trị mạng máy tính tỷ lệ đào tạo và tạo việc làm cho lao động trên địa bàn vẫn còn ở mức thấp, không phù hợp với điều kiện thực tế lao động ở địa phương. Bên cạnh đó, do chưa có kinh phí cho cán bộ làm công tác dạy nghề nên một số xã, thị trấn chưa quan tâm tới công tác này dẫn đến việc việc triển khai đề án còn chậm và chưa đạt hiệu quả cao.
Mục tiêu của huyện trong giai đoạn 2011 - 2015 là đào tạo nghề cho khoảng 9.000 lao động nông thôn. Trong đó, mỗi năm phấn đấu đào tạo nghề cho khoảng từ 1.800 - 2.200 lao động và giải quyết việc làm mới cho trên 1.700 lao động; đào tạo ngắn hạn và bổ túc nghề với lao động nông thôn có độ tuổi từ 30 - 50 tập trung vào các ngành thủ công mỹ nghệ, dịch vụ, trồng trọt, chăn nuôi; tăng cường xuất khẩu lao động góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao tay nghề cho lao động; ưu tiên vốn vay lãi suất thấp cho người lao động, người thiếu việc làm, các cơ sở sản xuất - kinh doanh có nhu cầu thu hút nhiều lao động, nhất là lao động phổ thông nhằm tạo việc làm mới và giải quyết việc làm thêm cho người lao động. Bà Nguyễn Thị Xuyên cho biết thêm: Đối với lực lượng lao động ở địa phương như hiện nay chỉ có qua đào tạo và có kiến thức định hướng về nghề nghiệp mới có cơ hội vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình, xã hội. Người nông dân phải phát huy vai trò chủ thể trong chương trình đào tạo nghề của các cơ sở, tổ chức đào tạo và doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi tham gia học nghề phải xác định được nhu cầu học thực sự, xem nghề đó có phù hợp với khả năng và sở thích của mình không. Bên cạnh đó, ngành chức năng, các chuyên gia cũng cần tăng cường tư vấn, hướng nghiệp để nông dân lựa chọn nghề học phù hợp.
Lưu An
(HBĐT) - Cô giáo Ninh Thị Huệ, Hiệu trưởng trường mầm non Cửu Long, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) chia sẻ: Qua quá trình phấn đấu để trở thành trường chuẩn quốc gia, góp phần vào thành công của thị trấn trong công tác PCGDMN trẻ 5 tuổi, càng thấy được tính thiết thực của công tác xã hội hoá giáo dục. Nhiều cá nhân, tập thể đã chia sẻ với quá trình phấn đấu, vươn lên của nhà trường như bà Trần Kim Liên (thị trấn) đã tặng trường tivi, đầu đĩa, loa trị giá 5,5 triệu đồng... Đáng mừng hơn là từ phía cộng đồng, gia đình đã góp sức vào chất lượng giáo dục phổ cập đạt chất lượng cao hơn như: tỷ lệ huy động trẻ, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng - chống suy dinh dưỡng.
(HBĐT) - Với nhiều giải pháp như triển khai cung ứng ở 11 huyện, thành phố, đảm bảo chất lượng hàng hóa, quan tâm chăm sóc, phục vụ khách hàng, duy trì siêu thị vệ tinh sách, thiết bị, đồ dùng học tập, Công ty CP sách & thiết bị trường học ngày càng được biết đến với vị trí là trung tâm phát hành sách, chiếm tới 70% thị phần cung ứng sách trên toàn địa bàn.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, bên cạnh những hoạt động giảng dạy chính khóa, trường PT DTNT tỉnh còn đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Xuất phát từ mục đích tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, phù hợp với lứa tuổi, giúp các em tự tin, năng động và có thêm kỹ năng sống, mô hình sinh hoạt “30 phút vàng” ra đời.
(HBĐT) - Trong 4 ngày (14 – 17/8), phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình đã tổ chức tập huấn nội dung mô hình trường tiểu học mới cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp 2, lớp 3, giáo viên bộ môn âm nhạc, mỹ thuật, thủ công các trường TH tham gia mô hình trường tiểu học mới.
(HBĐT) - Sáng ngày 17/8, tại Cung văn hoá tỉnh, Sở GD&ĐT tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2011-2012, triển khai nhiệm vụ năm học 2012-2013; sơ kết phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đón nhận bằng công nhận tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ. Dự hội nghị còn có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, UVTV, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh, các huyện, thành phố; lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, đông đảo các đơn vị trực thuộc Ngành và nhiều điển hình xuất sắc trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Vừa qua, Dự án Jica (Nhật Bản) tại Việt Nam đã đưa đoàn giáo viên của tỉnh Hiroshima (Nhật Bản) gồm 12 thành viên đến thăm và giao lưu với thầy trò trường THCS Bình Thanh – Cao Phong.