Thanh niên xã Phú Cường (Tân Lạc) tích cực học nghề phát triển TT – CN địa phương.
(HBĐT) - Trong năm 2012, mặc dù nguồn kinh phí cấp cho dạy nghề lao động nông thôn (LĐNT) chậm hơn so với mọi năm. Tuy vậy, mặt tích cực chính là các địa phương được chủ động hơn trong lập kế hoạch, tìm hiểu nhu cầu và tập trung đào tạo những nghề cần thiết nhất cho phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Theo đề án dạy nghề LĐNT, công tác chuẩn bị đã được BCĐ thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của tỉnh chủ động lập kế hoạch và thực hiện từ đầu năm 2012. Tổng nguồn kinh phí cấp cho công tác dạy nghề LĐNT năm 2012 khoảng 4,6 tỷ đồng, trong đó, kinh phí Trung ương hỗ trợ 4,4 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí được cấp trực tiếp cho các đơn vị cũng như các huyện, thành phố đảm bảo chủ động hơn trong triển khai dạy nghề cho LĐNT. Cụ thể, Sở NN&PTNT được cấp 830 triệu đồng, kế hoạch tổ chức 12 lớp đào tạo với 356 học viên, trong đó, có 1 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho 33 học viên. Hiện, Sở NN&PTNT đang chỉ đạo các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Đối với các huyện, thành phố, nguồn kinh phí năm nay được phân bổ trên 50% tổng kinh phí đào tạo với trên 2,5 tỷ đồng. Theo đó, các địa phương đảm bảo tổ chức đào tạo cho khoảng trên 1.400 học viên các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Số kinh phí còn lại được phân bổ về các cơ sở dạy nghề thuộc các sở, ngành, cơ sở dạy nghề khác kế hoạch đào tạo khoảng 482 học viên các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Theo đánh giá của BCĐ 1956 của tỉnh, điểm mới trong công tác dạy nghề LĐNT là các địa phương được cấp kinh phí và trực tiếp duyệt kinh phí đào tạo. Thêm nữa, việc phân cấp mạnh tạo sự chủ động cho các địa phương trong tự quyết trong vấn đề đào tạo ngành nghề phù hợp nhất. Các địa phương thông qua hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên…tham khảo ý kiến của từng thành phần từ đó quyết định đào tạo nghề cho sát với thực tế nhu cầu, thế mạnh phát triển kinh tế địa phương.
Tuy nhiên theo ông Trần Bình Vui, Trưởng phòng Quản lý dạy nghề, Sở LĐTB&XH, với nguồn kinh phí hạn hẹp, bình quân chưa đầy 2,5 triệu đồng/ học viên trong tổng số chưa đầy 2.000 học viên nằm trong Đề án khó có thể đáp ứng đào tạo những nghề kỹ thuật cao, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cho LĐNT. Các nghề hiện nay đang được nhiều đơn vị, địa phương tập trung đào tạo mới dừng lại ở may mặc, mây che đan, chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Cũng theo ông Trần Bình Vui, nhu cầu thực tế cần đào tạo cho LĐNT trong tỉnh hiện nay tương đối nhiều, vào khoảng 12.000 người đăng ký mỗi năm. Mặc dù có những đổi mới đáng kể ngay cả trong điều hành từ BCĐ cấp tỉnh cho đến cấp huyện. Song, với nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực dạy nghề cho LĐNT còn hạn chế, chủ yếu do ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua các chưng trình, đề án. Chính vì vậy, trong những năm qua, tỉnh ta đã không ngừng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển đào tạo, dạy nghề đa dạng, linh hoạt, phong phú về cả quy mô, số lượng. Tạo điều kiện từng bước đáp ứng nhu cầu học nghề của thanh niên, nhất là các nghề phù hợp với LĐNT vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. .
HT
(HBĐT) - Ngày 27/9, Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành phối hợp với Phòng LĐ - TB & XH thành phố, phường Hữu Nghị khai giảng 2 lớp dạy nghề mây tre đan và may công nghiệp cho 45 học viên.
(HBĐT) - Đến ngày 26/9, trường PT DTNT tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc thống kê kết quả thi đại học năm 2012 của 184 học sinh khối 12 thuộc 3 hệ chuyên (toán, văn, tiếng Anh) và 2 lớp hệ cử tuyển.
(HBĐT) - Bác Hà Việt Thùa (tiểu khu 2, thị trấn Mai Châu), chi hội trưởng chi hội khuyến học dòng họ Hà Đức Khải ở huyện Mai Châu chia sẻ: “Tại nhà văn hoá ở xóm Dân Tiến, xã Bao La, ngoài các bằng khen của TW Hội khuyến học Việt Nam và UBMTTQ Việt Nam, còn có lô-gô biểu tượng “Dòng họ hiếu học” do T.Ư Hội khuyến học Việt Nam trao tặng cho dòng họ (năm 2007). Những phần thưởng, hiện vật này được các thế hệ hiếu học của dòng họ truyền dạy, giáo dục con cháu nỗ lực phấn đấu vươn lên...
(HBĐT) - Trong 2 ngày 24 - 25/9, Công đoàn Giáo dục huyện Lạc Sơn đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 26, nhiệm kỳ 2012 – 2017. Có 110 đại biểu ưu tú, tiêu biểu đại diện cho 91 công đoàn cơ sở các trường học trong huyện về dự đại hội.
Bộ Tài chính vừa có quyết định số 2367/QĐ-BTC về việc bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay học sinh, sinh viên từ nguồn vốn của Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo.
Học gì để khi ra trường có bằng cấp và kỹ năng làm việc tốt, giỏi tiếng Anh là vấn đề được các bậc phụ huynh và học sinh quan tâm nhất trong buổi giao lưu trực tuyến “Hậu xét tuyển NV2 - Cơ hội học đại học theo chuẩn quốc tế” ngày 20/9/2012 trên báo Dân trí.