Một buổi họp đại diện các gia đình dòng họ Hà Đức Khải (Mai Châu) trong việc bàn về công tác khuyến học năm học 2012 - 2013.
(HBĐT) - Bác Hà Việt Thùa (tiểu khu 2, thị trấn Mai Châu), chi hội trưởng chi hội khuyến học dòng họ Hà Đức Khải ở huyện Mai Châu chia sẻ: “Tại nhà văn hoá ở xóm Dân Tiến, xã Bao La, ngoài các bằng khen của TW Hội khuyến học Việt Nam và UBMTTQ Việt Nam, còn có lô-gô biểu tượng “Dòng họ hiếu học” do T.Ư Hội khuyến học Việt Nam trao tặng cho dòng họ (năm 2007). Những phần thưởng, hiện vật này được các thế hệ hiếu học của dòng họ truyền dạy, giáo dục con cháu nỗ lực phấn đấu vươn lên...
Dòng họ Hà Đức Khải hiện có hơn 120 gia đình sinh sống, cư trú tại các xã Bao La, Piềng Vế, thị trấn Mai Châu và ở thành phố Hoà Bình. Nhiều năm qua, việc truyền dạy, giáo dục các thế hệ con cháu được dòng họ này đặc biệt quan tâm. Từ thời cả nước tham gia phong trào “bình dân học vụ”, nhiều con em dòng họ đã lên đường tham gia và có công trong việc “diệt giặc dốt” như các gia đình ông Hà Công Đựng, Hà Công Lý, Hà Công Phú...Sau này, nhiều con em của dòng họ cũng ngược dốc lên dạy chữ quốc ngữ cho bà con người Mông Hang Kia - Pà Cò (các ông Hà Công Giêng, Hà Công Bằng...).
Cuộc sống ngày hôm nay có nhiều điều kiện hơn để con em dòng họ được học tập, lao động và công hiến cho tỉnh, huyện. Nhưng trong tâm khảm của những người giữ vai trò của dòng tộc, vẫn muốn việc học, công tác khuyến học, hiếu học của dòng họ phải bài bản, có tính tổ chức hơn. Bên cạnh đó cũng cần phải quy tụ được nhiều tiếng nói, ý kiến, tìm giải pháp để nâng cao chất lượng khuyến học và quỹ khuyến học của dòng họ đã được ra đời. Bác Hà Việt Thùa cho biết: Bên cạnh việc tham gia đóng góp quỹ khuyến học, (hộ nông dân đóng 50.000đồng/năm; hộ công chức 300.000 đồng/năm), dòng họ chú ý đến việc giáo dục truyền thống hiếu học; giáo dục nhân cách cho con em; động viên con em tự tin phấn đấu vươn lên, không được ỷ lại và không tự ti. Chúng tôi luôn lấy những câu chuyện hiếu học của dòng họ là bài học cho con cháu. Chính có đầu mối trong hoạt động, dòng họ biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng gia đình thành viên; có các giải pháp để giúp đỡ, động viên các gia đình cùng lo việc học của con em mình đến nơi, đến chốn. Ví dụ như một sinh viên trường Y có nguy cơ bỏ học vì gia đình khó khăn. Biết được hoàn cảnh đó, dòng họ đã động viên, tạo điều kiện hỗ trợ về nhiều mặt, giúp sinh viên đó hoàn thành tốt khoá học và về công tác tại chính bệnh viên huyện. Nay anh đã hoàn thành xong chương trình sau đại học và tiếp tục công việc của một “chiến sĩ mặc áo trắng” nơi vùng cao. Những tấm gương của các bậc cha, chú đi trước như từng trèo đèo, lội suối, kiếm củi, lấy tiền đong gạo đi học, quyết không đứt gánh giữa đường được mọi người lưu truyền.
Có một bề dày về truyền thống hiếu học, hiện nay, thành tích của dòng họ ngày một được phát huy. 100% con cháu trong độ tuổi, dòng họ theo học các lớp mẫu giáo, góp phần vào công tác PCGDTH đúng độ tuổi, PCGDTHCS; 90% số cháu được phổ cập GDTHPT và 80% số em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề; số có thành tích học tập khá, giỏi chiếm 1/3. Con em trong dòng họ, qua quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu hiện đang làm ở nhiều công việc, lĩnh vực khác nhau; có nhiều đóng góp sự nghiệp phát triển KT-XH trong và ngoài tỉnh. Nhiều người phấn đấu không chỉ có học vị mà còn được tín nhiệm, phân công ở các cương vị lãnh đạo của tỉnh, huyện, ngành. Mỗi người, ở các cương vị, công việc khác nhau đều quan tâm đến việc học tập của gia đình, dòng họ cũng như của thôn, bản, khu phố; phấn đấu trở thành gia đình văn hoá, tiếp tục có những đóng góp cụ thể cho phong trào xây dựng xã hội học tập cho địa phương. Hiện nay hầu hết số hộ thành viên đều biết và tiếp tục học chữ Thái; nhiều hộ đã, đang trở thành những điển hình về gia đình hiếu học. Dòng họ Hà Đức Khải đã góp “viên gạch hồng” xây dựng phong trào khuyến học nơi vùng cao Mai Châu./.
Bùi Huy
(HBĐT) - Ngày 25/9, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác giáo dục thể chất và HKPĐ giai đoạn 2008-2012; tuyên dương, khen thưởng các đội tuyển tham dự HKPĐ toàn quốc lần thứ VIII năm 2012. Đại diện Bộ GD&ĐT, lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo các VĐV, HLV, các điển hình về công tác GD thể chất của tỉnh đã về dự.
(HBĐT) - Vừa qua, tại huyện Lương Sơn, trường Chính trị tỉnh phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên năm 2012 cho 72 học viên là cán bộ, công chức các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyện và các xã, thị trấn thuộc huyện Lương Sơn.
(HBĐT) - Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012, trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ có 366 học sinh thuộc 12 hệ chuyên đăng ký dự thi. Kết quả, theo thống kê của nhà trường đã có 95,8% học sinh thi đỗ đại học, không kể hệ cao đẳng (năm 2011 đạt 95,1%).
Nhiều trường ngoài công lập đang rất chật vật trong việc tuyển sinh khi mà vào thời điểm hiện tại chỉ mới đạt được 40-50% chỉ tiêu được giao. Mặc dù Bộ GD-ĐT luôn khẳng định nguồn tuyển cho khối trường này là dồi dào nhưng trên thực tồn tại không ít rào cản.
Còn nhiều băn khoăn trước thông tư sửa đổi, bổ sung việc công nhận, bổ nhiệm, hủy bỏ, miễn nhiệm chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) sẽ bắt đầu áp dụng từ tháng 10 năm nay.
(HBĐT) - Bước sang năm học mới 2012 – 2013, bên cạnh đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên, đẩy mạnh các phong trào thi đua, CVĐ, ngành GD&ĐT huyện Cao Phong đã tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học.