Việc giá cả mọi thứ tăng liên tục như hiện nay khiến cho khoản trợ cấp từ phía gia đình không đủ trang trải cho sinh hoạt và học tập tại thủ đô của các sinh viên. Cũng vì vậy mà không ít sinh viên phải tất tả làm thêm kiếm tiền.

 

Năm trước, cô học trò nghèo vùng cao Đỗ Minh Phương - sinh viên ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phấn khởi với niềm vui được đến với giảng đường đại học. Giờ đây, sau một năm lên thủ đô học đại học, Phương lúc nào cũng bận rộn vừa học, vừa làm thêm để lấy tiền trang trải cuộc sống đắt đỏ. Phương tâm sự: “Em quê ở Tuyên Quang, bố mẹ làm nông nên việc em xuống Hà Nội học là thêm gánh nặng. Vì vậy, bây giờ một buổi lên lớp học, còn một buổi em đi bán hàng quần áo. Mỗi tháng em làm đủ ngày thì được 1 triệu rưỡi. Số tiền này em góp thêm vào số tiền bố mẹ cho để trang trải việc học”. Phương cũng cho biết lớp của em có gần một nửa SV đi làm thêm. Người thì bán hàng, người làm bưng bê quán cơm, bán sim thẻ điện thoại… 

Nguyễn Thị Hoài - SV Trường ĐH Ngoại ngữ làm thêm bằng việc phát tờ rơi.
Nguyễn Thị Hoài - SV Trường ĐH Ngoại ngữ làm thêm bằng việc phát tờ rơi.
 
Trong khi đó, bạn Trần Hữu Phú - SV Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết: “Sở dĩ nhiều SV phải vất vả làm thêm vì số tiền bố mẹ  cho không đủ trang trải cho ăn ở, học hành. Nếu như trước đây với 10 ngàn đồng, SV có thể mua suất cơm bình dân nhưng bây giờ mang số tiền đó ra quán ăn không mua được nửa hộp. Bây giờ 1 suất cơm cũng phải mất 25 đến 30 ngàn đồng. Không chỉ thế mà giá nhà trọ, điện nước đều tăng nên  khiến cho nhiều SV buộc phải làm thêm kiếm sống, trang trải phần nào cuộc học tập sinh hoạt nơi thủ đô”.
 
Nguyễn Thị Hoài - SV Trường ĐH Ngoại ngữ làm thêm bằng việc phát tờ rơi.
Ngoài giờ học, Trần Hữu Phú - SV Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội làm thêm với việc dán điện thoại trước cổng trường ĐH Tài nguyên Môi trường Hà Nội.

Lao vào vòng xoáy của cuộc sống mưu sinh dã khiến cho không ít SV xem làm thêm là công việc chính hơn cả việc học. Thấy cứ làm nhiều vừa năng động, vừa tư duy nhanh nhẹn mà lại có tiền nên không ít bạn SV ưu tiên việc làm thêm hơn cả việc đến lớp, trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết như tin học, ngoại ngữ... Bạn Nguyễn Thị Hoài - SV Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tâm sự: “Ai cũng biết bây giờ giỏi kỹ năng tin hoc là chìa vàng để tìm việc, thế nhưng nhiều SV bận làm thêm cũng tự an ủi mình Thôi kiếm nhiều tiền sau này học sau. Bây giờ học làm sao thi đừng trượt mà lấy bằng là tốt rồi”.

Mỗi ngày sau mỗi buổi học, nhiều SV lại bươn bả đi làm thêm, mỗi người một công việc khác nhau. Không ít SV chọn xe buýt là phương tiện di chuyển nên thông thường, dù đã 10g30 buổi tôi nhưng chuyến buýt cuối cùng vẫn chật ních người. Hầu hết những người ngồi trên xe là SV đi làm thêm. Trong lúc ngồi trên xe buýt, người chợp mắt ngủ, người trò chuyện với những người bạn xung quanh. Những chuyện mà chúng tôi nghe thấy nào là công việc của một ngày làm như thế nào, lương bao nhiêu, có vất vả không…  Với những câu chuyện cứ vọng bên tai đã khiến tôi tò mò bắt chuyện với Nguyễn Thị Tâm SV Trường CĐ Du lịch Hà Nội. Tâm kể: “Vất vả lắm anh ạ! Bọn em làm bưng bê ở quán ăn quần quật từ 2h chiều đến 10h đêm, lương cũng chỉ 1,7 triệu đồng. Thuê nhà cũng chỉ để ngủ thôi. Sáng 6h chúng em đã đi học. Tối 11h mới về nhà trọ Tắm rửa giặt giũ, mệt xoài rồi đi ngủ luôn. Một tuần cố gắng lắm may ra cũng dậy sớm được một buổi để ngó qua sách vở. Thương bố mẹ ở quê vất vả cả ngày ngoài đồng mà chẳng có tiền nên chúng em phải đi làm thêm đỡ phải xin tiền bố mẹ”.

 

                                                                         Theo Dantri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lãnh đạo sở GD – ĐT trao giải nhất cho các thí sinh xuất sắc tại hội thi.
Không có hình ảnh
Năm học 2012-2013, trường tiểu học Tòng Đậu áp dụng chương trình tiểu học mới cho khối lớp 1,2 3. Ảnh: Giờ học theo nhóm của học sinh lớp 2.

Đại hội Công đoàn ngành Giáo dục TP.Hòa Bình khóa XXI

(HBĐT) - Ngày 5/10, Công đoàn Giáo dục TP. Hòa Bình đã tổ chức Đại hội khóa XXI, nhiệm kỳ 2012-2017. Dự đại hội có 200 đoàn viên đại diện cho 1.263 đoàn viên công đoàn thuộc 55 công đoàn cơ sở.

Chấn chỉnh các khoản thu đầu năm học tại huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn

(HBĐT) - Thực hiện Công điện số 11 ngày 4/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh, công văn số 1598 VP ngày 4/9/2012 của Sở GD–ĐT về việc chấn chỉnh các khoản thu đầu năm học, vừa qua, Sở GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra việc tổ chức thực hiện thu chi đầu năm học tại huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn.

Hội thi cán bộ thư viện giỏi ngành GD – ĐT huyện Kim Bôi năm 2012

(HBĐT) - Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghịêp vụ của đội ngũ cán bộ thư viện các trường trên địa bàn huyện, trong hai ngày 2 – 3/10, Phòng GD – ĐT huyện Kim Bôi đã tổ chức hội thi cán bộ thư viên giỏi năm học 2012 – 2013.

Giao ban trực tuyến triển khai công tác GD – ĐT tháng 10

(HBĐT) - Ngày 3/10, Sở GD – ĐT tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến nhằm đánh giá kết quả công tác tháng 9, triển khai nhiệm vụ công tác tháng 10 và báo cáo tình hình Thông tư số 09/2009/TT – BGD – ĐT ngày 7/5/2009 của Bộ GD – ĐT về công tác thu, chi đầu năm học. Dự hội nghị có lãnh đạo phòng GD – ĐT, đại diện các trường và đại diện hội Phụ huynh học sinh tại 13 điểm cầu của các huyện, thành phố và Trường PTTH Yên Hòa, PTTH Mường Chiềng (Đà Bắc).

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Đề nghị Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2011-2015. Đề nghị Nhà nước tiếp tục cho thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 3 để phục vụ công tác dạy và học đạt kết quả.

Thôn Lam Sơn làm tốt công tác khuyến học

(HBĐT) - Để phong trào khuyến học, khuyến tài thực sự sâu rộng, thôn Lam Sơn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) đã phân công Trưởng thôn trực tiếp chỉ đạo công tác khuyến học, tuyên truyền, vận động thành viên có tâm huyết vào Ban chấp hành chi hội. Các hội viên đã dành nhiều thời gian đến nhà trực tiếp tuyên truyền hoặc thông qua các cuộc họp, sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền phát triển tổ chức và hội viên khuyến học. Đến nay, chi hội có 40 hội viên, chiếm tỷ lệ hơn 44% dân số. Nguồn thu từ hội phí của hội viên mỗi năm đạt 12 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục