Học sinh trường THPT huyện Lương Sơn giao lưu ngoại khóa về SKSS.

Học sinh trường THPT huyện Lương Sơn giao lưu ngoại khóa về SKSS.

(HBĐT) - Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSSVTN) trong các trường học là một trong những nội dung cần thiết được các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh triển khai từ năm 2001 và được duy trì đến nay.

 

Theo ông Đặng Quang Ngàn, Phó Giám đốc sở GD&ĐT, lứa tuổi học sinh các trường THCS, THPT (từ 11 - 18 tuổi) là giai đoạn dậy thì, trong cơ thể các em có nhiều thay đổi lớn về tâm, sinh lý, là thời kỳ phát triển đầy tiềm năng nhưng cũng rất mong manh. Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đời sống KT- XH, xu thế hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của thông tin, đặc biệt là internet đã làm thay đổi nhiều đến lối sống và quan niệm trong tình yêu, tình bạn khác giới của lứa tuổi VTN. Chính vì vậy, giáo dục SKSS có ý nghĩa rất lớn giúp HS- SV có hành vi ứng xử, lối sống lành mạnh trong tình bạn, tình yêu.

 

Với sự hỗ trợ của dự án CSSKSS tỉnh, ngành GD&ĐT đã triển khai sâu rộng, tích cực duy trì nội dung giáo dục SKSS trong các nhà trường. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, ngành đã thành lập Ban tổ chức do 1 Phó Giám đốc làm trưởng ban, trực tiếp điều hành, chỉ đạo sát sao các đơn vị trường học, tìm tòi các hình thức và biện pháp tuyên truyền phù hợp ở các trường học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học đường. Bên cạnh đó, thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách, tuyên truyền viên bằng việc phối hợp tập huấn giúp nắm vững các kiến thức, kỹ năng và phương pháp truyền thông trong môi trường học đường.

 

Với công tác giáo dục tuyên truyền ở các trường học, ngành, vận dụng nhiều hình thức truyền thông đa dạng, phong phú, linh hoạt và sáng tạo như mời các chuyên gia, nhà chuyên môn có kiến thức sâu về SKSSVTN giao lưu với học sinh. Qua các buổi giao lưu, học sinh có cơ hội bày tỏ ý kiến, trao đổi thẳng thắn và cởi mở, được chia sẻ nhiều nội dung kiến thức, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề SKSS. Song song với đó, ngành chú trọng tổ chức truyền thông qua hình thức sân khấu hóa, bằng các tiểu phẩm dí dỏm, hài hước, vui nhộn, hấp dẫn do chính các em học sinh diễn xuất thu hút đông đảo HSSV nhiệt tình tham gia, hưởng ứng. Mỗi tiểu phẩm, tiết mục hàm chứa nội dung kiến thức SKSS VTN, những thông điệp xúc tích, có tính giáo dục tuyên truyền cao.

 

Hàng năm, ngành còn tổ chức giao lưu, thi tìm hiểu kiến thức SKSSVTN theo các cụm trường và thi cấp tỉnh đối với các trường THPT, Trung tâm GDTX, xem đây là hoạt động ngoại khóa có tính chuyên môn và chất lượng tuyên truyền cao, cuốn hút được sự quan tâm của các nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo và đông đảo học sinh, trở thành sân chơi sôi nổi, bổ ích đối với các đơn vị trường học. Ngoài ra, Đoàn TN các trường THPT, Trung tâm GDTX còn phối hợp với Đoàn TN các địa phương nơi trường đóng tổ chức những đêm giao lưu tìm hiểu kiến thức SKSS không chỉ truyền thông cho đối tượng là học sinh nhà trường mà còn mở rộng đối tượng tuyên truyền cho nhiều thanh niên ở địa phương, giúp nâng cao kiến thức SKSS, tăng cường tình đoàn kết, chia sẻ về công tác đoàn.

 

Các nội dung SKSSVTN đến nay đã triển khai ở 38/38 trường THPT toàn tỉnh, 7 Trung tâm GDTX các huyện và 15 trường THCS (gồm 9 trường PTDTNT và 6 số trường ở các huyện Kim Bôi, Đà Bắc, Mai Châu). Ngành còn chỉ đạo các trường học thực hiện việc tích hợp nội dung SKSS VTN vào dạy học các bộ môn sinh học, giáo dục công dân, văn học…, mỗi năm tổ chức ít nhất 1 – 2 cuộc thi cho học sinh viết bài dự thi tìm hiểu về SKSS. Mỗi trường THPT thành lập một phòng truyền thông giáo dục SKSSVTN, xây dựng tủ sách về SKSS VTN có cán bộ chuyên trách, giáo viên luân phiên trực tiếp để giải đáp các thắc mắc cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu. Các hoạt động giáo dục SKSS, ngoại khóa về SKSS đã trở thành hoạt động thường xuyên trong các trường học, không chỉ giúp trang bị kiến năng, kỹ năng SKSS đối với học sinh mà còn giúp giáo viên, các bậc phụ huynh có sự thay đổi trong cách nhìn nhận vấn đề này.

 

Cũng theo ông Đặng Quang Ngàn, Phó Giám đốc sở GD&ĐT, quá trình thực hiện, duy trì nội dung giáo dục SKSS vào trường học ở cấp THCS, THPT và các trường TCCN, học sinh được tiếp cận, hiểu được những kiến thức cơ bản, giúp giảm thiểu những chuyện đáng tiếc xảy ra đối với lứa tuổi học đường, giúp các em có định hướng đúng đắn trong quan hệ tình bạn, tình yêu, là hành trang kiến thức cần thiếu cho cả quãng đời sau này của các em khi đã trưởng thành. Đồng thời, góp phần vào giáo dục toàn diện, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

 

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Cô giáo Nguyễn Tú Oanh, giáo viên trường PTDT Nội trú Tỉnh trao đổi bài với các em học sinh đội tuyển toán của trường.
Thay mặt lãnh đạo Sở GD&ĐT, đồng chí Bùi Trọng Đắc, Phó giám đốc Sở trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chào mừng 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, 10 năm thành lập TT
Không có hình ảnh
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng nhà trường.

Trường THPT Đà Bắc kỷ niệm 45 năm ngày thành lập

(HBĐT) - Sáng 15/11, Trường THPT Đà Bắc đã tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập (1967-2012) và kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam(1982-2012). Lãnh đạo huyện Đà Bắc, các sở, ngành hữu quan cùng đông đảo các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường đã về dự.

Mái ấm trường nội trú ở Mường Vang

(HBĐT) - Mỗi sáng vào lớp, các cô giáo Bùi Thanh Thanh Tú, Vũ Thị Minh, Trần Thị Thiết, Nguyễn Thị Chương...Trường PTDT nội trú Lạc Sơn lại thấy bao điều mới mẻ ùa về khi bắt gặp những ánh mắt học sinh nơi đây. Tình yêu nghề từng có lại được nhân lên nhiều lần. Và 250 em học sinh, từ miền cao Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do “hạ sơn”, hay các em từ các xã vùng sâu, vùng khó khăn ở Bình Hẻm, Miền Đồi về ngôi trường này cùng khao khát, nỗ lực học “cái chữ”. Chính sự gặp gỡ trong chí hướng này đã góp phần làm nên thành công cho nhà trường hôm nay…

Trung tâm GDTX Cao Phong nỗ lực phấn đấu, góp phần tạo nguồn nhân lực cho địa phương

(HBĐT) - Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Cao phong được thành lập ngày 2/4/2002 theo quyết định số 502/QĐ-UBND của UBND tỉnh; TT có trụ sở tại khu 5A, thị trấn Cao Phong (Cao Phong). TT có chức năng tạo điều kiện, cơ hội cho mọi đối tượng trên địa bàn huyện được học thường xuyên, học liên tục và học suốt đời, nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.

Bối rối quản lý dạy thêm, học thêm

Phần lớn lãnh đạo các sở GD&ĐT đều chưa biết phải triển khai quy định mới về dạy thêm, học thêm ra sao do có nhiều điểm chưa rõ và không có điều kiện thực hiện.

Nhìn nhận lại môn lịch sử: Số liệu cần khách quan

Khi nói về các cuộc chiến, sách giáo khoa lịch sử đưa số liệu theo cách chỉ nói về tổn hại của phía bên kia. Lẽ ra điều này cần phải nhìn nhận thật khách quan cả hai bên.

Trao 74 giải tại Liên hoan giọng hát hay ngành GD&ĐT lần thứ nhất năm 2012

(HBĐT) - Sau gần 2 ngày đua tài, tối 13/11, tại Nhà văn hoá thành phố Hoà Bình, Sở GD&ĐT đã tổ chức bế mạc và trao giải Liên hoan giọng hát hay ngành GD&ĐT lần thứ nhất năm 2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục