Một trong những dự kiến đổi mới đáng chú ý khi xây dựng Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 là cả nước có một chương trình thống nhất nhưng có nhiều bộ sách giáo khoa.

 

Thế nhưng theo các chuyên gia, chủ trương này cũng đặt ra nhiều âu lo về cách thức thực hiện. 

Ủng hộ có điều kiện

Theo công bố mới đây của Ban soạn thảo xây dựng chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông sau năm 2015, vẫn sẽ có một chương trình quốc gia thống nhất do Bộ GD-ĐT tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành. Thế nhưng các tổ chức, cá nhân có thể biên soạn nhiều bộ SGK hoặc một số quyển SGK khác nhau theo chương trình quốc gia. Bộ sẽ xem xét, phê duyệt cho phép thử nghiệm và thẩm định, phát hành để sử dụng trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông.

 Sách giáo khoa
Dự kiến sau năm 2015, học sinh có thể sẽ có nhiều bộ SGK cho cùng một chương trình học - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Trao đổi với PV Thanh Niên, hầu hết các chuyên gia đều ủng hộ phương án nên có nhiều bộ SGK. Tuy nhiên, các ý kiến đều cho rằng, về mặt lý thuyết là rất hay nhưng Bộ phải rà soát tất cả các điều kiện của Việt Nam khi áp dụng mô hình này.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đề nghị, ngành GD-ĐT phải trả lời được những câu hỏi cốt lõi: “Thứ nhất, nếu có nhiều hơn một bộ SGK, nhà xuất bản nào sẽ được tham gia làm? Thứ hai, kinh phí để biên soạn các bộ sách lấy từ nguồn nào? Hiện tại, kinh phí đó là của nhà nước. Nhưng khi có nhiều bộ sách, nhà nước có đủ nguồn lực để chi trả tất cả các bộ sách? Nếu các nhà xuất bản phải chi trả thì liệu họ có chấp nhận? Trường hợp sách của họ được chọn là một lẽ. Hiện nay, nhà nước trả kinh phí tập huấn cho giáo viên nhưng khi có nhiều bộ sách thì ai trả? Thứ ba, ai là người có quyền chọn SGK nào để đưa vào dạy trong nhà trường? Sự lựa chọn ấy phải làm sao để vì quyền lợi người học chứ không phải của người được lựa chọn. Cuối cùng là thi cử thế nào? Bộ từng tuyên bố chỉ đạo thi cử, kiểm tra đánh giá theo chương trình chứ không phải theo SGK, thế nhưng tuy cùng một chương trình, tác giả viết sách khác nhau thì dễ đi theo những hướng khác nhau”.

 

Lựa chọn bộ sách nào để dạy, để học là tùy thầy cô giáo và học sinh. Chỉ có cạnh tranh như vậy mới mong sớm có được những bộ sách giáo khoa tốt

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

Phó giáo sư Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), cũng lo ngại: “Chuyện đó hết sức phức tạp. Bây giờ, ai muốn viết thì viết, đưa lên một hội đồng thẩm định, viết đúng yêu cầu thì có quyền sử dụng trong trường học. Nếu mở ra cuộc thi như thế, tôi nghĩ không có ai dám thi. Ví dụ, tôi viết bộ sách toán bậc THPT thì phải có một chục người viết cùng. Đến khi không duyệt thì tôi không biết lấy tiền đâu trả cho người ta?”.

Thiếu người có năng lực viết sách

Giáo sư Đỗ Ngọc Thống, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, từng âu lo về việc không đủ đội ngũ viết SGK có kinh nghiệm và đào tạo bài bản. Ông nói: “Chúng tôi đã vào trường sư phạm xin ý kiến hầu hết tất cả giáo sư đầu ngành và nhận được câu trả lời: Đề án của các anh rất hay nhưng các bộ môn không còn người nữa, không còn ai nữa, tất cả môn học chúng ta đang hẫng hụt đội ngũ. Lấy đâu ra tác giả mà viết nhiều bộ? Người thì thừa nhưng người có năng lực rất thiếu”.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng nhận định: “Hiện nay, nước ta chưa có những người được đào tạo bài bản về kỹ thuật xây dựng chương trình và viết SGK. Phần lớn là các nhà khoa học cơ bản, nhà nghiên cứu về phương pháp và giáo viên phổ thông đều chỉ dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của mình để viết”. Ông Thuyết lý luận: “Để viết được sách, người viết vừa là nhà khoa học cơ bản rất giỏi, vừa là người am hiểu về giáo dục phổ thông cũng như tâm lý, trình độ của học sinh phổ thông. Nhưng trên thực tế đội ngũ viết của ta hiện nay rất thiếu sự am hiểu về giáo dục phổ thông”.

Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội Các ngành sinh học Việt Nam, lại tỏ ra khá lạc quan về vấn đề này, ông kiến nghị: “Bộ nên dựa vào các hội khoa học chuyên ngành để lựa chọn ra các chuyên gia giỏi, kết hợp với các thầy cô giáo có kinh nghiệm lâu năm để biên soạn ngay một chương trình mới”. Theo ông Dũng, chương trình được biên soạn xong sẽ đưa ra trưng cầu ý kiến rộng rãi trước khi thông qua một hội đồng quốc gia đầy đủ tín nhiệm. Sau đó các nhà xuất bản và các nhóm tác giả sẽ liên kết với nhau để lo kinh phí biên soạn cũng như xuất bản. 

Giáo viên và học sinh sẽ có quyền lựa chọn?

Giáo sư Đinh Quang Báo, Thường trực Ban chỉ đạo đổi mới chương trình SGK phổ thông, cho hay: “Ở một số nước, SGK do nhà xuất bản tổ chức, lựa chọn tác giả dựa vào yêu cầu của chương trình. Nhưng ở Việt Nam, do chúng ta chưa quen cách để cho tác giả sáng tạo nên Bộ vẫn phải chủ trì tổ chức một bộ SGK. Bên cạnh đó động viên các nhà xuất bản cùng các tác giả khác dựa vào chương trình, pháp lệnh biên soạn SGK. Bộ sẽ có một hội đồng thẩm định”.

Tuy nhiên, về lâu dài, theo Giáo sư Đinh Quang Báo, vai trò thẩm định lớn nhất vẫn là thực tiễn, học sinh và giáo viên. Với một chương trình chuẩn sẽ có nhiều bộ sách, giáo viên dạy theo bộ sách nào, phương pháp nào là quyền sáng tạo của họ. “Như vậy sẽ có độ mở cho sự sáng tạo của giáo viên”, ông Báo nói. Cùng quan điểm này, Giáo sư Lân Dũng khẳng định: “Lựa chọn bộ sách nào để dạy, để học là tùy thầy cô giáo và học sinh. Chỉ có cạnh tranh như vậy mới mong sớm có được những bộ SGK tốt. Đây là một sự cạnh tranh rất khoa học, lành mạnh”.

 

                                                                Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh tặng giấy khen cho 5 trường có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Ảnh minh hoạ. (Phạm Mai/Vietnam+)

Lương Sơn: Đầu tư thêm 50 tỷ xây dựng trường chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Bằng nguồn ngân sách sự nghiệp GD&ĐT và ngân sách huyện trong các năm học 2011-2012 và 2012-2013, UBND huyện Lương Sơn đã đầu tư 50 tỷ đồng, xây dựng được 21 công trình (chủ yếu nhà hiệu bộ, phòng chức năng và các công trình phụ trợ); hướng tới xây dựng trường chuẩn quốc gia. Cùng với các nguồn ngân sách khác, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học được tăng cường.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 32%

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 32 cơ sở dạy nghề. Hằng năm đào tạo cho thị trường từ 15.000- 16.500 lao động trình độ từ sơ cấp đến cao đẳng. Mỗi năm tỉnh có 18000 lao động qua đào tạo nghề.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tặng quà học sinh trường tiểu học, THCS xã Yên Hoà

(HBĐT) - Ngày 13/12, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức tặng gần 3.000 cuốn vở và đồ dùng học tập trị giá trên 17 triệu đồng cho học sinh 2 trường tiểu học, THCS xã Yên Hoà (Đà Bắc). Tham dự buổi trao tặng có đại diện lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện và cán bộ, giáo viên và học sinh 2 trường.

Cử nhân “vật vã” tìm việc: Những tấm bằng bị … xếp xó

Ra trường đi làm công nhân may mặc và hiện giờ T. vừa xin được vị trí… đứng bán nước yến với mức lương 2 triệu đồng. Với những công việc đó, hơn hai năm nay T. chẳng có cơ hội dùng đến tấm bằng tốt nghiệp Đại học loại Khá của mình.

Siết chặt đầu vào đào tạo thạc sĩ

Chất lượng đào thạc sĩ đang đi xuống, tình trạng nới lỏng đầu vào, dễ dãi trong giảng dạy và đầu ra trở nên phổ biến. Bộ GD - ĐT vừa công bố dự thảo Quy chế đào tạo thạc sĩ, thay thế cho quy định năm 2011, với nhiều quy định mới. PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga xung quanh việc làm thế nào để đảm bảo chất lượng đào tạo bậc thạc sĩ.

Đề xuất sửa nhiều chính sách về học phí

Bộ GD-ĐT vừa hoàn thành dự thảo sửa đổi Nghị định 49 của Chính phủ quy định về học phí và những chính sách liên quan đến miễn giảm học phí trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục