(HBĐT) - Đồng chí Phạm Thị Phương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Sơn cho biết: Theo thống kê của huyện, tính đến tháng 12/2016, toàn huyện có 23.066 người dân tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 71,13% tổng dân số của huyện, chủ yếu là đối tượng bắt buộc. Các đối tượng tham gia tự nguyện chỉ chiếm 16%. Để phấn đấu đảm bảo tỷ lệ tham gia BHYT toàn dân đạt 95% vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đề ra. Đặc biệt, để thực hiện kế hoạch xây dựng và triển khai mô hình "Vận động phụ nữ tiết kiệm mua BHYT – vì sức khoẻ gia đình” của Hội LHPN tỉnh chỉ đạo thực hiện từ đầu năm 2017, Hội LHPN huyện Kỳ Sơn đã triển khai thực hiện với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực.


Hội LHPN Kỳ Sơn tổ chức hội nghị đối thoại chính sách, pháp luật về BHYT toàn dân cho hội viên phụ nữ và người dân tại xã Mông Hóa.

Dân Hoà là xã có tỷ lệ hộ gia đình tham gia BHYT thấp (61%). Chính vì vậy, Hội LHPN huyện chọn xã Dân Hoà để thành lập mô hình điểm của huyện. Qua khảo sát, Hội LHPN huyện chọn xây dựng mô hình tại xóm Đễnh với 20 thành viên là hội viên phụ nữ tham gia. Mô hình được thành lập ngày 13/6/2017, hoạt động trên cơ sở mỗi thành viên đóng góp từ 100.000 - 200.000 đồng /tháng để giúp chị em mua BHYT. Với đặc thù là địa bàn nông thôn nên cách làm của nhóm rất linh hoạt, không thu tiền một lần mà thu rải nhiều lần cho chị em đỡ khó khăn. Mô hình đã ưu tiên chị em chưa mua bảo hiểm và chị em có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau đột xuất được hỗ trợ mua bảo hiểm trước.

 Gia đình chị Bùi Thị Lệ, ở xóm Đễnh ra ở riêng năm 2011. Do kinh tế còn nhiều khó khăn, việc bỏ ra một khoản tiền mua BHYT tự nguyện cho cả gia đình không phải chuyện đơn giản. Nhờ tham gia mô hình "Phụ nữ tiết kiệm giúp nhau mua BHYT - vì sức khỏe gia đình” mà khó khăn của gia đình chị đã được tháo gỡ. Ngay trong tháng đầu tham gia mô hình, gia đình chị Lệ được nhóm ưu tiên hỗ trợ mua BHYT. Chị Lệ cũng đóng thêm 100.000 đồng để mua BHYT cho chồng. Có BHYT, gia đình chị đã yên tâm, chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.

 Gia đình chị Nguyễn Kiều Oanh cũng là một trong những hộ tham gia mô hình điểm của xóm Đễnh. Chị Oanh cho biết: Theo quy định hiện hành, để tham gia BHYT hộ gia đình, gia đình tôi phải mua 4 thẻ BHYT tự nguyện với số tiền gần 2 triệu đồng. Nhờ tham gia mô hình "Phụ nữ tiết kiệm giúp nhau mua BHYT - vì sức khỏe gia đình”, tôi được hỗ trợ 1, 5 triệu đồng mua BHYT cho cả nhà.

 Thấy rõ lợi ích đem lại, từ mô hình điểm của xóm Đễnh, đến cuối năm 2017, Hội LHPN xã Dân Hòa đã nhân rộng được 6 mô hình với hơn 100 thành viên tham gia. Sau gần 6 tháng triển khai đã giúp 395 hội viên mua BHYT tự nguyện cho cả gia đình, góp phần nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT của xã từ 61% lên trên 86%, góp phần hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của xã.

 Cùng với xã thực hiện mô hình điểm, Hội LHPN huyện Kỳ Sơn triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng tỷ lệ hội viên, gia đình hội viên mua BHYT như: tổ chức hội nghị đối thoại về chính sách, pháp luật BHYT toàn dân giữa ngành BHXH, y tế, lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã với các bí thư chi bộ, trưởng xóm, hội viên phụ nữ của xã Mông Hóa; tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về BHYT với trên 500 hội viên tham gia…

 Đồng chí Phạm Thị Phương, Chủ tịch Hội LHPN huyện chia sẻ thêm: Do đời sống kinh tế của nhiều chị em còn khó khăn nên chưa quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe. Có người cũng ý thức được việc mua BHYT là cần thiết nhưng không có điều kiện tham gia. Từ khi thực hiện mô hình góp vốn, nhiều chị em đã được mua BHYT để thường xuyên đi khám bệnh, nhận thuốc miễn phí. Nhờ vậy, khi phát động mô hình góp vốn xoay vòng mua BHYT, chị em nhiệt tình hưởng ứng.

 Hiện, mô hình được nhân rộng đến 10 xã, thị trấn trong huyện. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT toàn huyện đạt 76,76% (số liệu tính đến cuối năm 2017), tăng khoảng 5% so với năm 2016.

 


                                                                              Hồng Duyên

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục