(HBĐT) - "Cả Ty Y tế và bệnh viện chỉ có 2 y tá học từ thời Pháp thuộc. Bên sườn đồi ở Chăm Mát chỉ có vài lán cho bệnh nhân, phòng mổ cấp cứu phải căng dù dưới lùm cây gần đó. Sau đó, Ty Y tế và bệnh viện chuyển về phố Đúng trên cơ sở nhà thương cũ của Pháp nhưng nhà cửa không còn gì, chỉ còn nền gạch phủ đầy cát vì trận lụt năm 1945, nên phải dựng nhà bằng tranh tre nứa lá để phục vụ bệnh nhân”. Cùng hân hoan đón mừng ngày Quốc khánh, những người gắn bó với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân như Giám đốc Sở Y tế Trần Quang Khánh lại lật giở những dòng hồi ký, trang sử của ngành Y tế tỉnh từ khi mới lập nước.


Đọc, ngẫm để thấy rằng dân tộc ta đã có cuộc đổi đời lịch sử. Ngành Y tế cùng cả nước vượt qua bao khó khăn để bảo vệ thành quả cách mạng và có những tiến bộ qua từng thời kỳ. Đến năm 1961, Văn phòng Ty Y tế có 12 người, cả Ty chỉ có 2 xe đạp công. Đầu năm 1962, Bệnh viện tỉnh, Văn phòng Ty và Trường trung cấp Y tế được xây dựng. Các trạm chuyên khoa về vệ sinh phòng dịch, phòng chống sốt rét, lao, bướu cổ lần lượt được thành lập. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, những chiến sĩ mặc áo blu đã không ngại gian nguy bám trận địa, góp sức cho tiền tuyến và chăm sóc đồng bào ở hậu phương.

Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành Y tế vẫn khó khăn về nhân lực, trang thiết bị, trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân tăng, nhiều bệnh dịch mới phát sinh. Lúc này, phương châm được đưa ra là: tự lực kế thừa, vừa phát triển số lượng, vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kết hợp giữa phòng bệnh và chữa bệnh, lấy dự phòng là chính, kết hợp đông tây y, chú trọng phát triển y học cổ truyền.


Bác sĩ Khoa Mắt, Trung tâm Phòng - chống bệnh xã hội (Sở Y tế) mổ mắt cho bệnh nhân đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco.

Những năm gần đây, với các giải pháp toàn diện trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, QP-AN, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, ngành Y tế từng bước hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu, kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra. Các nhiệm vụ chính trị của ngành cũng cơ bản đạt mục tiêu đề ra, một số chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ đến nay đã đạt và đạt vượt kế hoạch. Tính đến tháng 6/2018, toàn tỉnh có 8,45 bác sỹ/vạn dân. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 16,5%. Tỷ lệ bao phủ BHYT 96%. Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 95%. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 97,2% (năm 2017). Tỉnh đã đạt mức sinh thay thế. Các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) trong tỉnh đạt tiêu chí chất lượng mức trung bình khá và khá. Hàng năm, các đơn vị trong ngành đều cử cán bộ đi đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là các chuyên khoa sâu, mũi nhọn. Các dự án đang triển khai tại tỉnh cũng hỗ trợ đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ tuyến T.ư về tỉnh, từ tuyến tỉnh xuống tuyến huyện. Một số kỹ thuật cao, chuyên sâu vượt tuyến đã được triển khai tại các cơ sở điều trị, đáp ứng nhu cầu của người dân, giảm chi phí không phải chuyển tuyến trên. Các trang thiết bị kỹ thuật cao như siêu âm màu 4D, hệ thống X - quang kỹ thuật số, CT-scaner, chụp cộng hưởng từ... được đưa vào sử dụng. Cơ sở vật chất của các đơn vị điều trị được đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo. Y học cổ truyền được quan tâm.

Người dân huyện Mai Châu không còn xa lạ với những kỹ thuật tiên tiến như khâu nối mạch máu, mổ chấn thương sọ não, phẫu thuật gan, mật... Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu Phạm Văn Cường cho biết: Bệnh viện xác định chiến lược về con người là then chốt nên tập trung nhiều giải pháp để nâng cao y thuật cho các y, bác sĩ. Đồng thời, quán triệt quan điểm bệnh nhân là khách hàng, cán bộ là người phục vụ, có tay nghề thôi chưa đủ mà phải có cái tâm chia sẻ.

Song bên cạnh kết quả đạt được, người đứng đầu ngành Y tế tỉnh Trần Quang Khánh cũng thấy rõ những hạn chế ngành đang gặp phải. Trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát lĩnh vực chuyên môn KCB còn mang tính định kỳ, dựa trên bảng kiểm có sẵn, chưa đi sâu vào thực tế yếu kém, khuyết điểm của đơn vị. Vì vậy, vẫn còn xảy ra các trường hợp sai sót chuyên môn. Đặc biệt là sự cố chạy thận nhân tạo nghiêm trọng xảy ra ngày 29/5/2017 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Việc phân tích, nhận định về bệnh dịch, biến động dân cư, định hướng công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân cho từng giai đoạn chưa sâu... Thời gian tới, ngành sẽ tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, phục hồi chức năng, chất lượng dân số. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng. Bảo đảm cung ứng thuốc, vắc xin, sinh phẩm, máu, trang thiết bị y tế có chất lượng, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của người dân. Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính. Tăng cường thanh - kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị trong toàn ngành và hệ thống hành nghề y, dược tư nhân. Cốt lõi là mỗi cán bộ cần nâng cao y thuật, y đức, tinh thần trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới như quan điểm, mục tiêu Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, BCH T.ư khóa XII đã đề ra.


Cẩm Lệ


Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục