(HBĐT) - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nói chung, an toàn thực phẩm trong nông, lâm, thủy sản nói riêng là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng cần sự quan tâm, nỗ lực thực hiện của các cấp, ngành và toàn xã hội.


Cửa hàng Thực phẩm sạch Hòa Bình, phường Phương Lâm (TP. Hòa Bình) đảm bảo ATVSTP các sản phẩm nông, lâm, thủy sản được người tiêu dùng tin tưởng.

Thời gian qua, Sở NN& PTNT đã chỉ đạo các Chi cục chuyên môn, các phòng NN&PTNT huyện, thành phố và chính quyền các địa phương tăng cường phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền tới nhân dân về tác hại, thiệt hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng thuốc BVTV trong trồng trọt và tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Thông qua các website, đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin, phản ánh của quần chúng nhân dân về các cơ sở vi phạm điều kiện về VSATTP, những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm chất lượng. Qua công tác tuyên truyền đã hình thành tư duy, tạo chuyển biến về nhận thức cho người dân và trở thành phong trào sâu rộng, nêu cao trách nhiệm của cán bộ, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh về bảo đảm VSATTP nông, lâm, thủy sản, góp phần nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm bảo đảm chất lượng ATTP.

Tỉnh ta đang thực hiện nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn. Cụ thể, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh đã phối hợp với VTV1, Chuyển động 24h và VTV2 (Đài Truyền hình Việt Nam) xây dựng 15 phóng sự giới thiệu, quảng bá về sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc, chuỗi cá Sông Đà, giò chả, bánh trưng truyền thống, gà đồi Lạc Sơn, rau hữu cơ Lương Sơn, rau muống trồng trên nước khoáng tại huyện Kim Bôi, lợn rừng và hạt dổi Lạc Sơn được phát sóng trong chuyên mục Nông nghiệp sạch của Đài Truyền hình Việt Nam; xây dựng 20 phóng sự phát trên Đài PT-TH tỉnh.

Để góp phần đảm bảo chất lượng, VSATTP nông, lâm, thủy sản thực phẩm, đoàn kiểm tra liên ngành ATTP theo Quyết định số 315/QĐ-SYT đã tiến hành kiểm tra 18 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó có 13 bếp ăn tập thể, 4 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 1 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm. Trong quá trình kiểm tra, đoàn đã lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ vi phạm về Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản tỉnh để tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định đối với 5 cơ sở, tổng số tiền xử phạt trên 17,8 triệu đồng. Bên cạnh đó chuyển hồ sơ vi phạm về UBND các huyện, thành phố xử lý theo thẩm quyền. 

Nhằm kiểm tra, đánh giá thực trạng về chất lượng và ATTP đối với các nhóm thực phẩm có nguy cơ cao là rau, củ, quả, gạo, thịt, thủy sản và sản phẩm chế biến từ thịt, thủy sản, đồng thời tập trung kiểm soát và đánh giá chất lượng thực phẩm tại bếp ăn tập thể của các trường học và các đơn vị sử dụng nhiều thực phẩm. Đoàn kiểm tra đã lấy 56 mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm định lượng các chỉ tiêu về chất lượng, ATTP. Kết quả, đã phát hiện 5/56 mẫu vi phạm các chỉ tiêu về ATTP, chiếm tỷ lệ 8,93%. Cụ thể, 1 mẫu thịt lợn phát hiện có kháng sinh cấm Chloramphenicol; 1 mẫu rau mùng tơi còn tồn dư, dư lượng thuốc BVTV Permethrin; 1 mẫu hành lá còn tồn dư, dư lượng thuốc BVTV Deltamethrin; 1 mẫu mọc phát hiện có chất bảo quản Natri benzoat; 1 mẫu chả cá phát hiện có chất bảo quản Natri benzoat.
Việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát, đảm bảo chất lượng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh ta góp phần nâng cao tính tự giác, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc bảo đảm chất lượng nông, lâm, thủy sản. Một số cá nhân, doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo chuỗi khép kín, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường thông qua hệ thống tem xác nhận nguồn gốc thực phẩm, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của người tiêu dùng.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh cho biết: Để nâng cao hơn nữa công tác quản lý kiểm soát chất lượng nông, lâm, thủy sản, Chi cục đã tiến hành xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành về vật tư nông nghiệp, ATTP năm 2019. Trong thời gian tới, cùng với việc tuyên truyền, đoàn thanh tra liên ngành, chuyên ngành của tỉnh tiếp tục duy trì giám sát, chứng nhận các điều kiện VSATTP, hệ thống quản lý chất thượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GMP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; thực hiện xác nhận sản phẩm chuỗi thực phẩm an toàn theo quy định. Đồng thời, tăng cường công tác lấy mẫu giám sát ATTP, nhất là đối với thực phẩm tươi sống nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo nguy cơ mất VSATTP.


                                                                                                     Thu Hằng

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục