(HBĐT) - Hồi 22h30’ ngày 27/7, Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tiếp nhận 2 bệnh nhân: Hàng Y Giọ (5 tuổi) và Hàng Y Nhẫn (9 tuổi), cùng trú tại xã Pà Cò (Mai Châu). Cả 2 bệnh nhân bị ong đất đốt nhiều nốt vào đầu, mặt, chân, tay. Trong đó, bệnh nhân Hàng Y Giọ bị đốt khoảng 23 nốt và trong tình trạng lơ mơ, khó tiếp xúc, da tái lạnh, khó thở. Nốt đốt sưng có vùng hoại tử ở trung tâm. Các bác sỹ đã tiến hành hồi sức tích cực, cấp cứu phản vệ, đặt ống nội khí quản, cấp cứu ngừng tuần hoàn. Tuy nhiên, bệnh nhân đã tử vong vào lúc 2h30’ ngày 28/7 với kết luận sốc phản vệ độ 3 do ong đất đốt.

Đối với bệnh nhân Hàng Y Nhẫn bị khoảng 35 nốt ong đất đốt ở vùng đầu, mặt, tay, chân. Khi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng trong tình trạng lơ mơ, khó thở. Các bác sỹ kết luận, bệnh nhân bị sốc phản vệ độ 2 do ong đất đốt. Sau khi cấp cứu, ngày 28/7, bệnh nhân được chuyển tuyến đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để tiếp tục điều trị.

Đáng chú ý, bệnh nhân Hàng Y Nhẫn và Hàng Y Giọ là 2 chị em ruột trong một gia đình. Bố của 2 bệnh nhân cho biết: "Chiều 27/7, gia đình tôi đi làm ở nương ngô cho các con theo thì bất ngờ bị ong đất đốt nhiều nốt. Gia đình đã bôi nước măng chua vào nốt đốt và đưa các cháu tới Trung tâm Y tế huyện Mai Châu cấp cứu. Sau đó, 2 con tiếp tục được chuyển tuyến đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị. Không may, Giọ đã qua đời, còn Nhẫn đã được ra viện ngày 6/8. Bản thân tôi và một số người khác cũng bị ong đất đốt 4 - 6 nốt, có triệu chứng khó chịu nhưng được bác sỹ cho uống thuốc và ở mức độ nhẹ nên không ảnh hưởng đến sức khỏe".

Bệnh viện Đa khoa tỉnh năm nào cũng tiếp nhận bệnh nhân bị ong đốt gây sốc phản vệ, thường là vào mùa ong sinh sản, nhất là tháng 8, 9. Có trường hợp do vô tình chạm vào tổ nên bị ong đốt, có trường hợp cố tình chọc phá tổ ong, đi lấy mật... Tùy từng loại ong, cơ địa từng người, số lượng nốt đốt và việc cấp cứu có kịp thời, đúng cách không mà ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Phần lớn các trường hợp khi bị ong đốt với số lượng nốt đốt ít, loài ong ít độc tính hơn như ong mật, ong vàng thì ở mức độ dị ứng, sưng tấy nhẹ. Tuy nhiên, nếu bị nhiều vết đốt và do những loài ong độc như ong đất, ong vò vẽ, ong bắp cày hoặc cơ thể quá mẫn cảm với nọc ong, bệnh nhân có thể tử vong do sốc phản vệ. Bệnh viện đã từng tiếp nhận bệnh nhân bị ít nốt đốt nhưng cũng bị sốc phản vệ. Có những trường hợp không bị phản vệ nhưng nếu không được điều trị có thể tiêu cơ vân dẫn đến suy thận cấp.

Các bác sỹ khuyến cáo nên phòng, tránh bị ong đốt như không chọc phá tổ ong. Vào mùa ong sinh sản tránh những khu vực ong hay làm tổ. Phá bỏ những tổ ong nơi có nhiều người qua lại. Nếu phải tiếp xúc với ong nên trang bị kín quần áo, giày, mũ trùm đầu... Dùng bình xịt diệt côn trùng hoặc khói để xua đuổi những loài ong dữ. Khi đi nương, cẩn trọng với những mô đất cao cạnh những gốc cây dễ có ong đất làm tổ. Nếu không may bị ong đốt nên rửa chỗ nốt đốt bằng nước sạch, xà phòng, bôi dung dịch sát trùng povidine 10%, cồn 70 độ. Không bôi các chất như nước măng chua vào vết đốt vì dễ nhiễm trùng. Dùng nhíp lấy vòi chích ra. Uống nhiều nước để thải bớt độc tố có trong nọc ong. Đến cơ sở y tế ngay nếu có các biểu hiện khó chịu nhiều.

Cẩm Lệ


Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục