Bảo đảm công bằng cho các thí sinh mắc Covid-19 được áp dụng theo phương thức xét tuyển mà không tạo ra kẽ hở cho những trường hợp tìm cách lách luật là câu chuyện được nhiều người quan tâm. TS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, quy định về vấn đề này đã được ban hành rất chặt chẽ.


(Ảnh minh họa)

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023 cho thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, thí sinh thuộc diện F0 có giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp và có tên trong danh sách đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo sẽ được áp dụng theo phương thức xét tuyển. Giấy xác nhận được sử dụng làm căn cứ xét ưu tiên xét tuyển vào trường trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2022-2023 cho thí sinh thuộc diện F0...

Quy định về thời gian để phân loại đối tượng thí sinh: Trước 14 giờ ngày 17/6/2022, cha mẹ học sinh nộp cho cơ sở giáo dục - nơi học sinh học lớp 9 các giấy tờ gồm: Đơn đề nghị xét tuyển hoặc đơn tự nguyện dự thi; giấy xác nhận thí sinh thuộc diện F0 do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Làm sao để việc cấp giấy chứng nhận là F0 đang điều trị chính xác, tránh gian lận, TS Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, về thẩm quyền cấp giấy xác nhận đang điều trị nội trú tại bệnh viện do mắc Covid-19, đối với trường hợp đang được theo dõi, điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp theo dõi điều trị ca bệnh Covid-19.

Đối với trường hợp đang cách ly điều trị tại nhà hoặc nơi lưu trú sẽ do Trưởng Ban Chỉ đạo chống, dịch Covid-19 xã, phường ra quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà. Thí sinh sử dụng giấy xác nhận này sẽ làm căn cứ xác nhận bị Covid-19.

Với trường hợp này, TS Vương Ánh Dương lưu ý thêm, theo Quyết định số 604/QĐ-BYT ngày 14/3/2021 của Bộ Y tế quyết định Về việc ban hành "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19", tiêu chí đối với người mắc Covid-19 quản lý tại nhà được quy định như sau:

Đối với tiêu chí lâm sàng: Là người mắc Covid-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện: Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, tiêu chảy, chảy mũi, mất khứu giác, mất vị giác; nhịp thở bình thường theo tuổi, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, không có dấu hiệu khó thở, không suy hô hấp;

Bệnh nhân không mắc bệnh nền, hoặc mắc bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định; Là người bệnh Covid-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi Covid-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc.

Đối với tiêu chí về chăm sóc và theo dõi sức khỏe: Người mắc Covid-19 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…) và theo dõi tình trạng sức khỏe; Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế và sẵn có các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…để được nhân viên y tế hướng dẫn và xử trí khi có tình trạng cấp cứu;

Trường hợp người mắc Covid-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí trên.

Trong "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19" cũng quy định rõ các nhiệm vụ của cơ sở quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19.

Đầu tiên, các cơ sở quản lý cần lập danh sách người mắc Covid-19 quản lý tại nhà: Đánh giá người mắc Covid-19 thuộc đối tượng được quản lý tại nhà theo các tiêu chí quy định; Lập danh sách quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19 (theo mẫu quy định).

Thứ hai, làm xét nghiệm hoặc hướng dẫn tự xét nghiệm tại nhà cho người mắc Covid-19, người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người mắc Covid-19 khi có triệu chứng nghi mắc Covid-19, theo các quy định hiện hành.

Thứ ba, hướng dẫn, tư vấn cho người mắc Covid-19, người chăm sóc về quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19.

Thứ tư, kê đơn, cấp phát thuốc điều trị ngoại trú: thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 của Bộ Y tế và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Thứ năm, xử trí cấp cứu, hướng dẫn người mắc Covid-19, người chăm sóc chuyển người bệnh đến cơ sở y khi có dấu hiệu bất thường, cần cấp cứu, khám, chữa bệnh hoặc khi có các tình trạng cấp cứu đối với các bệnh lý khác như nguy cơ tai biến sản khoa, chấn thương, đột quỵ…. vượt quá năng lực của cơ sở.

Và cuối cùng, thực hiện các nhiệm vụ xác nhận khỏi bệnh và các nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành.

Về việc khai báo y tế, ông Dương lưu ý, theo quy định: Người mắc Covid-19 hoặc người chăm sóc hoặc nhân viên y tế, cơ sở y tế đánh giá người mắc Covid-19 thuộc đối tượng được quản lý tại nhà theo quy định tại tiêu chí đối với người mắc Covid-19 quản lý tại nhà;

Người mắc Covid-19 hoặc người chăm sóc thông báo với trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà… theo hướng dẫn của địa phương về: thông tin cá nhân, thời điểm được xác định mắc Covid-19, đối tượng được quản lý tại nhà, thời điểm hết cách ly, điều trị tại nhà;

Trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà thu thập thông tin và lập danh sách người mắc Covid-19 quản lý tại nhà theo mẫu quy định.

TS Vương Ánh Dương nhấn mạnh, Quyết định số 604/QĐ-BYT của Bộ Y tế đã quy định rõ mục đích và các đối tượng sử dụng.

Vì vậy, các trạm y tế xã, phường, thị trấn; Trạm y tế lưu động; Trung tâm y tế quận, huyện, phòng khám; Trung tâm vận chuyển cấp cứu, các cơ sở tham gia quản lý người mắc Covid-19 cùng nhân viên y tế, người tham gia quản lý người mắc Covid-19 tại nhà và người mắc Covid-19, người chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà, cơ sở lưu trú có người mắc Covid-19 thực hiện nghiêm theo "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19" để cấp các giấy tờ liên quan làm căn cứ xác nhận học sinh bị mắc Covid-19 chính xác và đúng quy định".

Theo ông Dương, để tránh lạm dụng, các địa phương cần giám sát qua danh sách ca bệnh Covid-19 quản lý, điều trị tại nhà của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 xã, phường, thị trấn quản lý. Đồng thời, giám sát công tác xác nhận ca bệnh Covid-19 của trạm y tế xã, phường.

"Chúng ta chỉ có cách tăng cường kiểm tra giám sát để ngăn chặn việc gian lận, lách luật để hưởng đặc cách”, ông Dương nói.

                                                         
Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Dịch sốt xuất huyết tăng cao, cả nước đã có 22 ca tử vong

Cả nước đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết trong đợt dịch năm nay; cả số số ca mắc và tử vong đều tăng so với năm ngoái.

68% bệnh nhân tồn tại triệu chứng hậu COVID-19 từ 2 đến 5 tháng

Đây là kết quả nghiên cứu của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam về tình trạng hậu COVID-19 đối với độ tuổi lao động trẻ tại Việt Nam.

Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19

(HBĐT) - Ngày 9/6, Ban Chỉ đạo (BCĐ) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tỉnh tổ chức họp triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trong tháng 6. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

Phòng, chống dịch bệnh mùa hè: Chủ động phát hiện sớm, điều tra ca bệnh kịp thời

(HBĐT) - Hiện nay, thời tiết mùa hè với khí hậu nóng ẩm kéo dài là điều kiện lý tưởng để nhiều loại vi rút, vi khuẩn phát triển. Từ đó, tiềm ẩm nguy cơ bùng phát một số dịch bệnh như sốt xuất huyết, vi rút Rota, viêm não Nhật Bản và nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác. Theo thống kê của ngành y tế, thời gian vừa qua, trên cả nước ghi nhận hàng nghìn ca mắc sốt xuất huyết, chân tay miệng và một số bệnh do vi rút. Tại tỉnh ta, các loại dịch bệnh mùa hè cũng đã xuất hiện, trong đó đặc biệt là dịch tiêu chảy do vi rút, viêm phổi do vi rút Andeno…

Chủ động giám sát, phòng chống dịch đậu mùa khỉ

(HBĐT) - Dù trong nước chưa xuất hiện dịch đậu mùa khỉ (ĐMK), song nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào Việt Nam và địa bàn tỉnh bất kỳ lúc nào. Sở Y tế tăng cường giám sát, phòng chống bệnh ĐMK theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Ngày 7/6, cả nước có 960 ca mắc mới, Hà Nội dưới 200 ca

Ngày 7/6, Việt Nam ghi nhận 960 ca nhiễm mới COVID-19, tăng 158 ca so với ngày trước đó; Hà Nội còn dưới 200 ca mắc mới trong ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục