(HBĐT) - Trong hơn 2 năm xảy ra dịch Covid-19, cũng như nhiều nhà báo thuộc các cơ quan báo chí truyền thông cả nước, lực lượng phóng viên Báo Hòa Bình đã không quản ngại nguy hiểm, lao vào tâm dịch. Họ xứng đáng là những chiến sỹ xung kích trên mặt trận truyền thông phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.
Phóng viên Báo Hoà Bình tác nghiệp tuyên truyền công tác
phòng, chống dịch Covid-19.
Năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ tại nhiều nơi trên thế giới. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước quyết định đón kiều bào ta ở nước ngoài về quê hương tránh dịch, Bộ CHQS tỉnh, Trung tâm PCD bệnh tỉnh được giao nhiệm vụ thành lập điểm cách ly tập trung PCD Covid-19 đối với công dân từ nước ngoài trở về tại Trung đoàn 814 (Bộ CHQS tỉnh). Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 3/2020, tỉnh ta là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước đón công dân từ vùng dịch về cách ly tập trung. "Thời điểm đó, Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới bùng dịch rất mạnh. Tại nước ta, dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, nhiều người dân tỏ ra hoang mang, thậm chí không đồng tình với chủ trương đón công dân từ vùng dịch về nước tránh dịch. Trong bối cảnh đó, Ban Biên tập Báo Hoà Bình đã chỉ đạo ngay lập tức có tin, bài phản ánh công tác đón tiếp công dân được diễn ra đúng quy định, đảm bảo tuyệt đối các điều kiện cách ly” - phóng viên Nguyễn Dương Liễu, Phòng Văn hóa - Xã hội (VH-XH), Báo Hoà Bình tâm sự. Được sự chỉ đạo của Ban Biên tập Báo Hoà Bình, Phòng VH-XH, phóng viên Nguyễn Dương Liễu lập tức lên đường làm nhiệm vụ. Nhớ lại thời điểm đó, nữ phóng viên chuyên trách mảng y tế chia sẻ: Tôi còn nhớ ngày 3/3 nhận được thông tin đoàn công dân đầu tiên từ Hàn Quốc sẽ về cách ly tập trung tại Hoà Bình. Đúng 23h, chúng tôi được triệu tập đến điểm cách ly tập trung để chuẩn bị cho công tác đón tiếp đoàn công dân. Do giờ giấc không thể chủ động, bay từ nước ngoài về sau đó di chuyển bằng ô tô về địa điểm cách ly nên lực lượng y, bác sỹ, cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn 814 và lực lượng phóng viên gần như thức trắng đêm chờ đợi. Đến 4h ngày 4/3, đoàn xe chở công dân Việt Nam về từ Hàn Quốc mới đến địa điểm cách ly, mưa như trút nước, trời tối như mực, nhưng tôi đã kịp thời có những hình ảnh chân thực, nóng hổi ghi lại toàn bộ quá trìnhh lực lượng chức năng chuẩn bị nơi ăn nghỉ, đảm bảo công tác PCD khi đón tiếp đoàn công dân đầu tiên trở về nước kịp lên báo lúc 6h.
Trong hơn 2 năm dịch Covid-19, phóng viên Nguyễn Dương Liễu cũng đã có rất nhiều chuyến đi vào các khu cách ly tập trung, khu điều trị và có lẽ cũng không thể nhớ được bao nhiêu lần tiếp xúc, phỏng vấn các trường hợp F0, F1. Đi nhiều khi "người ta tìm cách chạy ra thì mình chạy vào”, nhưng với cây viết năng động này, điều trăn trở nhất là làm sao chuyển tải được thông tin nhanh nhất, đúng nhất để kịp thời định hướng dư luận xã hội, "dẹp” tan những thông tin hoang mang, thông tin đồn thổi trên các trang mạng xã hội. "Thời điểm đó, Covid-19 là một bệnh mới, ngay cả ngành y tế cũng chưa thực sự hiểu hết về loại vi rút này. Vì vậy, áp lực nhất đối với những người làm báo như chúng tôi là làm sao tuyên truyền để người dân hiểu đúng, hiểu đủ, không hoang mang nhưng cũng không được chủ quan về dịch bệnh. Đặc biệt, phải thường xuyên cập nhật hướng dẫn của Bộ Y tế về cách đưa thông tin để tránh phản cảm, ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của những người không may mắc bệnh” - phóng viên Nguyễn Dương Liễu chia sẻ.
Trong cuộc chiến PCD Covid-19, ngoài những nhà báo chuyên trách, cơ quan Báo Hoà Bình đã huy động gần như toàn bộ lực lượng phóng viên tác nghiệp. Ban Biên tập Báo Hoà Bình đã thành lập tổ công tác đặc biệt tuyên truyền PCD và giao phụ trách cụ thể từng địa bàn. Qua đó đã chuyển tải hàng chục tin, bài, ảnh mỗi ngày trên các phiên bản của Báo Hoà Bình.
Nhớ lại cuộc chiến nóng bỏng đó, nhà báo Bùi Minh, Phòng VH-XH chia sẻ: Tôi còn nhớ tháng 7/2021, khi Bắc Giang là điểm nóng của dịch Covid-19, tỉnh Hòa Bình đã đón hơn 8.000 công nhân làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang về quê tránh dịch. Trong đó có cả những người là F0, F1 chưa được phát hiện. 12h, đoàn xe đón công nhân mới về đến tỉnh. Trong cái nắng hơn 370C, từ cán bộ ngành y tế, LĐ-TB&XH, phóng viên 100% mặc đồ bảo hộ làm việc hơn 2h đón tiếp, bàn giao đối tượng về cách ly tại các huyện, thành phố.
Còn đối với phóng viên trẻ Trần Đức Anh, Phòng Tòa soạn - Điện tử, Báo Hoà Bình, những ngày chống dịch có lẽ là những kỷ niệm quý báu trong nghề không thể nào quên. "Cứ khi nào có ổ dịch mới trên địa bàn là chúng tôi lập tức lên đường. Tôi nhớ nhất là khi xuất hiện ổ dịch ở xã Cao Dương (Lương Sơn), phong toả toàn bộ xã. Lúc đó, để có những hình ảnh đầu tiên trong khu phong toả, chúng tôi đã tự lái xe gần 100 km, tác nghiệp trong điều kiện vừa mưa to, vừa phải đảm bảo phòng dịch. Sau mỗi lần đi như thế, phóng viên đều phải test Covid. Lúc đầu đến các trạm y tế, sau thì mua test về tự mình "ngoáy mũi” rồi mới trở về nhà, tiếp xúc với gia đình”.
Lao vào tâm dịch, khu điều trị, khu cách ly, tiếp xúc phỏng vấn y, bác sỹ, các F0, F1, không ít phóng viên dù chủ động các biện pháp phòng dịch nhưng vẫn bị phơi nhiễm trong quá trình tác nghiệp. Sâu sát cơ sở, không ngại khó, ngại khổ, những cán bộ, phóng viên Báo Hoà Bình nói riêng, lực lượng báo chí truyền thông của tỉnh đã luôn sát cánh cùng đội ngũ y, bác sỹ, lực lượng tuyến đầu chống dịch, chung tay đẩy lùi dịch bệnh, ổn định cuộc sống.
Đinh Hoà
Cả nước đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết trong đợt dịch năm nay; cả số số ca mắc và tử vong đều tăng so với năm ngoái.
Đây là kết quả nghiên cứu của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam về tình trạng hậu COVID-19 đối với độ tuổi lao động trẻ tại Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 9/6, Ban Chỉ đạo (BCĐ) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tỉnh tổ chức họp triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trong tháng 6. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Hiện nay, thời tiết mùa hè với khí hậu nóng ẩm kéo dài là điều kiện lý tưởng để nhiều loại vi rút, vi khuẩn phát triển. Từ đó, tiềm ẩm nguy cơ bùng phát một số dịch bệnh như sốt xuất huyết, vi rút Rota, viêm não Nhật Bản và nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác. Theo thống kê của ngành y tế, thời gian vừa qua, trên cả nước ghi nhận hàng nghìn ca mắc sốt xuất huyết, chân tay miệng và một số bệnh do vi rút. Tại tỉnh ta, các loại dịch bệnh mùa hè cũng đã xuất hiện, trong đó đặc biệt là dịch tiêu chảy do vi rút, viêm phổi do vi rút Andeno…
(HBĐT) - Dù trong nước chưa xuất hiện dịch đậu mùa khỉ (ĐMK), song nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào Việt Nam và địa bàn tỉnh bất kỳ lúc nào. Sở Y tế tăng cường giám sát, phòng chống bệnh ĐMK theo chỉ đạo của UBND tỉnh.