(HBĐT) - Vừa qua, tại trường PTDTNT THCS&THPT B Mai Châu, xã Pà Cò (Mai Châu), Ban Dân tộc tỉnh tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT), giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho học sinh khối THPT.


Học sinh trường PTDTNT THCS&THPT B Mai Châu (Mai Châu) được tư vấn về tảo hôn và hôn nhân
 cận huyết thống.

Tại buổi nói chuyện, học sinh không chỉ được cung cấp tài liệu, nghe các nội dung của chuyên đề mà báo cáo viên còn trực tiếp trao đổi, giải đáp thắc mắc của các em. Vàng Y Thuỷ, học sinh lớp 11 cho biết: Ngày trước tảo hôn ở đây khá phổ biến, nhiều người chưa đủ tuổi bị bắt về làm vợ. Em hiện đang học lớp 11, có cơ hội được học tập, tiếp xúc với nhiều kiến thức, nhận thấy tảo hôn là hủ tục xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, nhất là trẻ em gái nên cần phải xoá bỏ. Với những thông tin được trao đổi giúp chúng em có thêm kiến thức, hiểu rõ hơn về những hệ lụy, mặt trái do nạn TH&HNCHT gây ra. Em và các bạn trong trường sẽ vận động người thân trong nhà không bắt con em mình lấy vợ, lấy chồng khi chưa đủ tuổi luật pháp quy định. Đồng thời là lực lượng nòng cốt trong trường để từng bước xây dựng trường học nói không với TH&HNCHT.

Trường PTDTNT THCS&THPT B Mai Châu có 316 học sinh, trong đó có 90 học sinh khối THPT, còn lại là học sinh khối THCS. Học sinh đa phần là dân tộc Mông. Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng TH&HNCHT, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề về TH&HNCHT, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, nhà trường đã thành lập và ra mắt tổ tư vấn thanh niên tại trường, gồm 10 thành viên là các học sinh nòng cốt để xây dựng mô hình trường học nói không với TH&HNCHT. Tổ tư vấn thanh niên có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của học sinh trong trường và là những tuyên truyền viên đắc lực nhằm mục tiêu giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trên địa bàn.

Thầy Lý Văn Hạnh, Bí thư Đoàn trường cho biết: Với đặc thù của trường 100% là học sinh dân tộc thiểu số, nên trước đây từng có một vài trường hợp tảo hôn. Trong trường có ban tư vấn học đường, tổ quản trú. Hàng năm trường tổ chức phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về TH&HNCHT. Hiện tại, việc tiếp cận thông tin của học sinh trong trường tương đối dễ dàng, nhận thức của các em cũng được nâng lên, nhưng vẫn bị ảnh hưởng nặng nề do các hủ tục lạc hậu, nhất là các bậc cha mẹ học sinh. 

Thầy Lường Văn Tỷ, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Học sinh nhà trường phần đa là dân tộc Mông, các em hầu hết đều ngoan, có ý thức. Thời gian qua, tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra tại địa phương, mấy năm trước có em phải nghỉ học do tảo hôn. Để khắc phục tình trạng trên, thực hiện văn bản chỉ đạo của cấp trên, Sở GD&ĐT, Huyện uỷ Mai Châu, nhà trường tăng cường phân công giáo viên, nhất là lực lượng Đoàn thanh niên tiếp cận, tìm hiểu và tuyên truyền để các em hiểu rõ vấn đề tảo hôn tác hại như thế nào. Ban bảo vệ và tổ quản trú có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên, đảm bảo an toàn cho học sinh. Đồng thời, thông qua các cuộc họp thôn, xóm, hội, đoàn thể để lồng ghép tuyên truyền, vận động người dân hiểu tác hại của TH&HNCHT. Qua đó tạo sức mạnh tổng hợp góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.

Đỗ Hà 


Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục