(HBĐT) - Theo số liệu năm 2022, toàn quốc xảy ra hơn 7.700 vụ tai nạn lao động, tăng 18,66%; số người bị nạn do tai nạn lao động là 7.923 người, tăng 18,99% so với năm 2021; thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động trên 14.000 tỷ đồng.
Hàng năm, các lực lượng liên ngành của tỉnh quan tâm thanh tra, kiểm tra nhằm uốn nắn, chấn chỉnh vi phạm trong công tác ATVSLĐ tại các mỏ đá, tập trung ở huyện Lương Sơn.
Những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người là do người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện chưa đầy đủ cho người lao động; thiết bị không đảm bảo an toàn; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện không đảm bảo cho người lao động.
Tại tỉnh ta, trong năm 2022 xảy ra 12 vụ tai nạn lao động với 13 người bị nạn, làm 4 người chết, 9 người bị thương. 4 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn xảy ra 2 vụ, làm chết 2 người, gồm 1 vụ chết người trong khu vực có quan hệ lao động và 1 vụ chết người tại khu vực không có quan hệ lao động. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động do nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng tuyên truyền, huấn luyện và kiểm tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động, không thường xuyên cải thiện điều kiện lao động cho người lao động, không kiểm tra, đánh giá các nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động để đề ra biện pháp phòng ngừa; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, thi công, xây dựng chưa chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, để tình trạng người lao động vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh lao động trong quá trình làm việc nhưng không có biện pháp xử lý.
Đối với người lao động sau nghỉ việc dài ngày do dịch Covid-19, các kỹ năng, thói quen làm việc an toàn không được duy trì; ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động hạn chế; chủ quan trong việc tự kiểm tra vị trí, nơi làm việc trước, trong và sau khi làm việc; không tuân thủ quy trình vận hành máy, thiết bị.
Đối với các cấp, ngành, đoàn thể, hình thức thông tin, tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh lao động đến doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động chủ yếu gián tiếp nên hiệu quả tác động chưa cao; công tác phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ, xử lý vi phạm chưa triệt để.
Trong Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2023, tỉnh tập trung thực hiện các nội dung: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến các xã, phường, thị trấn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, doanh nghiệp theo hướng đa dạng hình thức tuyên truyền, kết hợp tư vấn, hướng dẫn pháp luật, huấn luyện cho người lao động; đối thoại với các doanh nghiệp về công tác an toàn vệ sinh lao động; tăng cường phối hợp giữa các ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động; kiên quyết thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh lao động.
Để mở đầu chuỗi hoạt động chung tay vì an toàn vệ sinh lao động năm 2023, UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động cùng Tháng Công nhân nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác an toàn vệ sinh lao động; tạo sự đồng thuận, hưởng ứng sâu rộng trong cộng đồng về việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Chương trình góp phần tạo điểm nhấn về hành động trong công tác an toàn vệ sinh lao động với các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện công cộng xã, phường, thị trấn, hội nghị tập huấn, hội thảo; thanh tra, kiểm tra về công tác an toàn vệ sinh lao động; thăm hỏi, tặng quà các nạn nhân và thân nhân người lao động bị tai nạn lao động.
Bùi Minh
(HBĐT) - Mới đầu mùa hè nhưng nắng nóng đã gay gắt nên nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, mua mới các thiết bị làm mát tăng cao. Dịp này, thợ lắp đặt, sửa chữa điều hòa làm việc hết công suất vẫn không hết việc…
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 15/5 của Bộ Y tế cho biết, có 1.987 ca mắc mới, tăng hơn 900 ca so với ngày trước đó. Hôm nay có 242 bệnh nhân khỏi, 76 ca đang thở oxy.
(HBĐT) - Công ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam phối hợp với Phòng khám đa khoa Hoàng Long, thành phố Hòa Bình vừa tổ chức thăm khám, tư vấn, xét nghiệm và siêu âm tuyến giáp miễn phí cho 200 người trên địa bàn tỉnh. Đối tượng khám và siêu âm là khách hàng, người nhà khách hàng và những người trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Khám, siêu âm là bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện 108 Hà Nội.
(HBĐT) - Thời điểm này, cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện Lương Sơn tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) với hoạt động cụ thể, thiết thực.
Ngày 9/5, Việt Nam ghi nhận 2.022 ca mắc COVID-19; hiện có 118 ca COVID-19 nặng đang phải thở oxy.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm anh Bùi Văn Thăn ở xóm Sống, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) khi gia đình đang sửa lại căn nhà. Sau bao năm tích lũy khi anh đi làm thợ xây, chị ở nhà cày cấy, anh chị mới xây được căn nhà này.