Do thiếu vaccine nên trong năm 2022, hầu hết tỷ lệ tiêm chủng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm và thấp hơn năm 2021.


Ông Lê Thành Công

Cụ thể, năm 2022, chỉ có 3/20 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ lệ tiêm chủng chung toàn khu vực chỉ đạt 79,5% do thiếu vaccine trong Chương trình TCMR.

Tình trạng thiếu vaccine sau đó tiếp tục tái diễn và kéo dài cho đến nay. Quý I/2023, chỉ có 18 tỉnh, thành phố tiêm vét cho năm 2022 với 123.498 mũi tiêm. Con số này rất thấp so với số trẻ cần tiêm vét và không làm thay đổi đáng kể tỷ lệ tiêm chủng ở khu vực miền Nam.

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng thiếu vaccine, ông Lê Thành Công - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết: Giai đoạn từ năm 2023 trở về trước, Bộ Y tế được giao kinh phí để thực hiện mua vaccine tập trung trong Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, đối với các vaccine thuộc chương trình TCMR và được ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Y tế thì Bộ thực hiện mua sắm tập trung cho các địa phương.

Trong giai đoạn này, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số đã kết thúc. Để có lộ trình chuyển đổi phù hợp từ mua sắm bằng ngân sách trung ương chuyển sang địa phương, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 129/2020/QH14 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021. Theo đó, Bộ Y tế vẫn được giao dự toán từ nguồn ngân sách trung ương để mua tập trung và cung ứng cho cả nước nên chưa xảy ra thiếu vaccine. Trong giai đoạn này, Bộ đã có các văn bản hướng dẫn các địa phương lập nhu cầu và bố trí ngân sách để mua vaccine.

Từ năm 2023 khi chuyển đổi chương trình mục tiêu y tế dân số trở về thành nhiệm vụ chi thường xuyên cho các địa phương, trong đó có bố trí ngân sách để mua vaccine. Theo đó thực hiện Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và theo phân cấp bố trí ngân sách, các địa phương phải bố trí ngân sách đảm bảo để mua vaccine. Như vậy cơ chế mua sắm tập trung của Bộ Y tế khi không được giao ngân sách sẽ có vướng mắc.

Cũng theo ông Công, trên thực tế việc chuyển ngân sách để địa phương mua vaccine cũng có vướng mắc, trong đó chủ yếu tập trung vào những nội dung về điều phối vaccine, tham khảo giá và có thể khi mua sắm tại địa phương thì giá không thống nhất và đề nghị Bộ Y tế thực hiện việc đấu thầu tập trung, đặt hàng hoặc thực hiện đàm phán giá.

Trước tình hình hiện nay, Bộ Y tế đã có dự thảo Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất một số giải pháp để bảo đảm vaccine trong năm 2023. Cụ thể, đối với các loại vaccine sản xuất trong nước, Bộ Y tế đề nghị thực hiện theo hình thức đặt hàng với quy trình các địa phương đăng ký nhu cầu với Bộ Y tế; thực hiện ủy quyền cho Bộ đặt hàng sau đó các địa phương thanh toán trực tiếp với nhà sản xuất. Đối với một số loại vaccine nhập khẩu, Bộ Y tế sẽ thực hiện đấu thầu tập trung, các địa phương đăng ký số lượng và đơn vị mua sắm tập trung của Bộ tiến hành đàm phán giá, ký thỏa thuận khung; các địa phương ký hợp đồng và thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp từ nguồn ngân sách địa phương.

Đến thời điểm này, để chuẩn bị phương án giao cho Bộ Y tế thực hiện mua sắm tập trung, cấp phát vaccine cho các địa phương, Bộ đã tổng hợp nhu cầu vaccine từ tháng 4/2023 đến 6 tháng đầu năm 2024. Do quy trình này chưa có trong quy định về đặt hàng và giá đặt hàng, để đáp ứng tính chất cấp bách của tình hình hiện nay, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết cho phép thực hiện cơ chế đặt hàng đặc thù nêu trên. Để đảm bảo chính sách được ổn định lâu dài, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính hoàn thiện các quy định pháp luật về giá và đặt hàng.

Theo báo Đại đoàn kết

Các tin khác


Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Giám sát ổ dịch sốt xuất huyết tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 13/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã giám sát tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại huyện Lương Sơn. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo CDC và cán bộ Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC tỉnh.

Trung tâm truyền hình Việt Nam ra mắt chương trình thời sự y tế

Chiều 12/9, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VTV9) - Đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt chương trình truyền hình "Alo Doctor", bản tin chuyên biệt về y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục