Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận ca mắc liên cầu lợn là người đàn ông 67 tuổi, nghề nghiệp bảo vệ (ở huyện Chương Mỹ). Đây là ca mắc liên cầu lợn đầu tiên trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024.

Trước khi nhập viện hai ngày, bệnh nhân khởi phát bệnh với các triệu chứng, sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Sau đó, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng đau đầu nhiều, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chậm chạp. Bệnh nhân được xét nghiệm cấy máu và dịch não tủy cho kết quả dương tính với liên cầu lợn (S.Suis).

Liên cầu lợn là vi khuẩn cư trú tự nhiên ở đường hô hấp trên, đặc biệt là amidan, khoang mũi, đường sinh dục và tiêu hóa của lợn khỏe mạnh hoặc bị bệnh. Bệnh lây nhiễm sang người qua tiếp xúc với vết thương hở trên da, ăn đồ tái sống... Hiện nay, các ca mắc căn bệnh nguy hiểm này đang có xu hướng gia tăng, nguyên nhân liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc món ăn từ thịt lợn chưa nấu chín.

Thời gian ủ bệnh liên cầu khuẩn tính từ khi phơi nhiễm đến khi phát bệnh thông thường từ vài giờ đến 3 ngày nhưng cũng có thể lâu hơn, kéo dài 7 - 10 ngày. Các biểu hiện chính của bệnh là sốt cao, có những cơn rét run, nôn và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau đầu dữ dội. Trường hợp bệnh nặng, nguy kịch xuất hiện các rối loạn thần kinh như, lơ mơ, lú lẫn, hôn mê, co giật… hoặc tổn thương các dây thần kinh trung ương.

Người bệnh còn xuất hiện rối loạn hô hấp như, khó thở, viêm phổi, suy hô hấp, suy chức năng gan, suy chức năng thận, xuất huyết dưới da toàn thân dưới dạng mảng bầm tím, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng và nhiều rối loạn khác.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi phát hiện một trong những triệu chứng trên, nhất là ở người có tiền sử tiếp xúc thường xuyên với lợn hoặc ăn tiết canh, thịt lợn cần khẩn trương đưa người bệnh đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

Để tránh mắc bệnh, người chăn nuôi và giết mổ, chế biến thịt lợn cần nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện tốt biện pháp vệ sinh chăn nuôi, chuồng trại, khi tiếp xúc, giết mổ chế biến thịt lợn như mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đeo găng tay; thường xuyên phun khử khuẩn chuồng trại, nơi giết mổ. Tuyệt đối không giết mổ, không ăn thịt lợn bệnh, lợn chết, tiết canh lợn, thịt lợn sống, thịt lợn tái chưa nấu chín kỹ. Lợn bệnh, lợn chết phải được tiêu hủy, chôn, phun thuốc khử trùng theo đúng quy định. Người tiêu dùng nên lựa chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.


                                Theo VTV

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục