Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.
Cán bộ dân số xã Pà Cò (Mai Châu) tư vấn công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Theo thống kê của TTYT huyện, những năm gần đây, tỷ số GTKS toàn huyện giảm chậm và vẫn ở mức cao, giữ mức 370 trẻ em trai/299 trẻ em gái; tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm trên 20%. Một số xã trên địa bàn huyện tỷ số GTKS không ổn định, ở mức cao và có xu hướng gia tăng. Trước thực trạng đó, TTYT huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dân số, trong đó chú trọng thực hiện đề án "Kiểm soát MCBGTKS” tại các xã, thị trấn. Đến nay, 100% xã, thị trấn trong huyện đã triển khai đề án.
Đồng chí Sùng A Chả, Trạm trưởng Trạm y tế xã Pà Cò cho biết: Nhằm đảm bảo cân bằng giới tính trên địa bàn xã, trạm y tế đã tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi tới các gia đình. Phối hợp các trường học tổ chức hoạt động ngoại khóa, hội thi bằng hình thức sân khấu hóa, giao lưu với học sinh, giáo viên về nội dung bình đẳng giới, nguyên nhân, hệ lụy của MCBGTKS..., giúp học sinh hiểu được hệ lụy MCBGTKS và trở thành tuyên truyền viên đối với gia đình về lĩnh vực này.
Để đề án triển khai hiệu quả, TTYT huyện chỉ đạo các xã đẩy mạnh truyền thông phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác dân số; quy định việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới. Tổ chức các buổi tuyên truyền, cung cấp kiến thức nâng cao nhận thức người dân về MCBGTKS. Đồng thời thành lập các câu lạc bộ (CLB) "Giới và bình đẳng giới" tại 16 xã, thị trấn, mỗi CLB thu hút gần 50 thành viên tham gia. Thông qua CLB, gần 1.000 hội viên được tuyên truyền về các chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, nuôi con khỏe, dạy con ngoan...
Chị Sùng Thị Mái, xóm Pà Cò Lớn, xã Pà Cò chia sẻ: Tôi sinh 2 lần được 3 cháu gái. Trước đây gia đình cũng muốn sinh thêm con trai nhưng được cán bộ xã vận động, vợ chồng tôi quyết định không sinh thêm để dành thời gian chăm sóc, nuôi dạy các con tốt hơn và có điều kiện phát triển kinh tế. Hiện nay cháu lớn đang theo học tại trường dân tộc nội trú huyện, 2 cháu còn lại học gần nhà.
Sau khi triển khai đề án "Kiểm soát MCBGTKS”, Trạm y tế xã Pà Cò phối hợp Hội LHPN xã lồng ghép nội dung về chính sách dân số, kiểm soát MCBGTKS vào nội dung sinh hoạt hội. Cán bộ dân số xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nhất là những hộ sinh con một bề là gái về thực hiện nghiêm Pháp lệnh Dân số, chính sách dân số, quy mô gia đình ít con, bình đẳng giới.
Đồng chí Lường Thúy Hòa, Phó Giám đốc TTYT huyện Mai Châu cho biết: Xác định công tác truyền thông có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát MCBGTKS, trung tâm đã đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông, tư vấn trực tiếp tại trạm y tế và hộ gia đình, trường học về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, nhất là tại những địa phương có tỷ lệ MCBGTKS cao. Cùng với đó, TTYT huyện phân công cán bộ tham gia giám sát, hỗ trợ các hoạt động truyền thông tại địa phương; phát tờ rơi về chủ đề MCBGTKS cho các xã, thị trấn; tổ chức chiến dịch truyền thông về MCBGTKS trên địa bàn huyện.
Để kiểm soát MCBGTKS, nâng cao chất lượng dân số, huyện Mai Châu tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản để nâng cao nhận thức, loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ của một bộ phận người dân; triển khai hiệu quả các đề án về kiểm soát MCBGTKS; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về dân số tại các cơ sở y tế, cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến chẩn đoán giới tính thai nhi; đưa nội dung giáo dục về giới tính, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới vào chương trình giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Hoàng Anh (Thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu)
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).
Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.
Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.
Nắng nóng gay gắt diễn ra trong những ngày đầu tháng Tư đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân trong tỉnh. Nền nhiệt cao nhất các nơi phổ biến từ 35 – 380C, có nơi trên 380C. Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn Hòa Bình, đợt nắng nóng bắt đầu từ ngày 31/3 và có khả năng kéo dài đến ngày 6/4.
Trong những năm qua, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, giảm bớt khó khăn cho người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc đã gắn với lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu” vào công tác khám, chữa bệnh. Mỗi cán bộ, y, bác sỹ của trung tâm đều lấy đó là mục tiêu để rèn luyện y đức nghề nghiệp, quan tâm chăm sóc bệnh nhân. Với phương châm con người là nhân tố quan trọng, trung tâm đã có những kế hoạch, nội dung, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên nâng cao vai trò, rèn luyện y đức của mình.