Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.


Số ca mắc tay chân miệng phân bố rải rác ở 26 quận, huyện. Một số địa phương có nhiều bệnh nhân là: Bắc Từ Liêm, Mê Linh, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai... Đáng chú ý, trong tuần ghi nhận 1 ổ bệnh tay chân miệng tại xã Vân Hòa (huyện Ba Vì) với 2 ca bệnh. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 424 trường hợp mắc tay chân miệng, không có trường hợp tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Tay chân miệng là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao do các nhóm virus khác nhau gây ra, chủ yếu là nhóm virus Enterovirus. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt do dễ dàng lây từ người sang người thông qua đường tiếp xúc.

Cũng trong tuần qua, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 7 trường hợp mắc ho gà tại các quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đông Anh, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Thạch Thất, Thanh Xuân, tương đương với số ca ghi nhận của tuần trước đó, không có trường hợp tử vong. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 39 trường hợp mắc ho gà tại 18 quận, huyện. Bệnh nhân phần lớn là trẻ em dưới 3 tháng tuổi (chiếm 65%), chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ (chiếm 72%).

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố ghi nhận 52 trường hợp mắc thủy đậu, tăng 1 trường hợp so với tuần trước; không ghi nhận các dịch bệnh khác như: sởi, rubella, uốn ván, não mô cầu, viêm não Nhật Bản; có 14 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 2 trường hợp so với tuần trước.

Để ngăn ngừa dịch bệnh gia tăng, thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám, chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ bệnh. Đồng thời, thành phố tăng cường giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng tại hai huyện: Ba Vì và Đông Anh; tập huấn, hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh tay chân miệng cho cán bộ y tế các quận, huyện, thị xã. Ngành Y tế tiếp tục phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong trường học, cơ sở giáo dục; tuyên truyền cho phụ huynh học sinh đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch để phòng bệnh. Ngành Y tế thường xuyên phối hợp với ngành Thú y để theo dõi tình hình dịch trên động vật, đặc biệt là cúm gia cầm và bệnh dại; triển khai các hoạt động liên ngành về phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.


Theo TTXVN

Các tin khác


Chủ động đề phòng với nắng nóng gay gắt đầu mùa

Nắng nóng gay gắt diễn ra trong những ngày đầu tháng Tư đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân trong tỉnh. Nền nhiệt cao nhất các nơi phổ biến từ 35 – 380C, có nơi trên 380C. Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn Hòa Bình, đợt nắng nóng bắt đầu từ ngày 31/3 và có khả năng kéo dài đến ngày 6/4.

Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc xây dựng niềm tin với người bệnh

Trong những năm qua, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn, giảm bớt khó khăn cho người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc đã gắn với lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu” vào công tác khám, chữa bệnh. Mỗi cán bộ, y, bác sỹ của trung tâm đều lấy đó là mục tiêu để rèn luyện y đức nghề nghiệp, quan tâm chăm sóc bệnh nhân. Với phương châm con người là nhân tố quan trọng, trung tâm đã có những kế hoạch, nội dung, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên nâng cao vai trò, rèn luyện y đức của mình.

Đừng chủ quan với bệnh không lây nhiễm

Bệnh không lây nhiễm (BKLN) là các bệnh không lây, còn được gọi là bệnh mạn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm. BKLN đang là vấn đề thách thức lớn đối với xã hội và hệ thống y tế toàn cầu. Tại Việt Nam, theo số liệu công bố mới đây, tỷ lệ tử vong do các BKLN chiếm 81,4% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân, trong đó chủ yếu do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh hô hấp mạn tính. Tỉnh Hòa Bình không nằm ngoài tỷ lệ chung toàn quốc. Hiện nay, các cơ sở y tế của tỉnh thường xuyên gia tăng lượng bệnh nhân mắc các BKLN.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao.

Cấp bách triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, từ năm 2022 đến nay, bệnh dại có xu hướng gia tăng, trong đó có nhiều tỉnh, thành phố có bệnh dại lưu hành trong nhiều năm và số ca tử vong do dại cao. Từ đầu năm đến nay, tình hình bệnh dại gia tăng đột biến với 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, tỉnh tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại (PCBD).

Điện Biên: Ghi nhận trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn

Tối 21/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Điện Biên cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn. Đó là anh L.V.T (sinh năm 1981) trú tại bản Lói, xã Mường Lói, huyện Điện Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục